Đại Kỷ Nguyên

Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc khi bé bị sởi

Sởi là căn bệnh nguy hiểm và rất dễ lây lan. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu đúng về nó và có những quan niệm sai lầm.

Là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra khi thời tiết giao mùa ở trẻ nhỏ, nó lây lan nhanh qua đường hô hấp, gây nhiều biến chứng và có thể dẫn tới tử vong. Do đó, các mẹ cần lưu ý các dấu hiệu khi bé phát bệnh và học cách chăm sóc, chữa trị kịp thời đề phòng những biến chứng nguy hiểm. Vậy những dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh sởi

Sởi là bệnh do virus sởi gây ra, thường xuất hiện ở vùng mũi và họng, là bệnh dễ lây lan từ người này qua người khác bằng cách:

Sởi là bệnh do virus sởi gây ra, nó này thường nằm ở vùng mũi và họng, là bệnh dễ lây lan từ người này qua người khác (Ảnh: agenciaorbita.org)   

Những dấu hiệu bị nhiễm sởi

Trẻ nhiễm sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:

+ Sốt cao > 39°C.

+ Viêm đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng

+ Chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.

+ Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi (Ảnh: epochtimes.com)

Cách chăm sóc trẻ bị sởi

Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ.

  1. Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
  2. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của bác sỹ
  3. Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh
  4. Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ
  5. Cắt móng tay tránh gãi làm xước da
  6. Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.
Vệ sinh đường mũi, mắt, rửa tay chân sạch sẽ cho trẻ hàng ngày (Ảnh: youtube.com)

7. Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

8. Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)

9. Cách chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên theo khẩu vị người bệnh.

10. Vệ sinh đường mũi, mắt, tay, chân hàng ngày cho trẻ.

11. Lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

Cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả để tăng sức đề kháng (Ảnh: gasbimbi.vn)

Bài thuốc dân gian chữa bệnh sởi

Điều trị bệnh sởi bằng củ sắn dây

Sắn dây là loại củ có vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa các chứng bệnh như cảm nắng, đái tháo đường, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, trĩ xuất huyết, ù tai. Ngoài ra, còn có công dụng chữa bệnh sởi rất hiệu quả được ông cha sử dụng rất nhiều.

Bài thuốc: Lấy một miếng củ sắn dây gọt vỏ thái mỏng, năm cây cánh bèo bỏ rễ, kinh giới 10 ngọn. Đun lẫn tất cả lại với nhau với nửa bát nước, gạn ra còn âm ấm cho uống rồi đắp chăn cho kín gió. Đây là lượng thuốc của các bé từ 1-3 tuổi, nếu trẻ lớn hơn thì tăng số lượng lên gấp hai; nếu dưới 1 tuổi thì chỉ cho uống một nửa số lượng trên. Mỗi ngày sắc một thang cho uống, sử dụng bài thuốc này trong 2 ngày liền, sởi mọc ra đều thì thôi.

Sắn dây là loại củ có vị ngọt, tính mát, có công dụng chữa bệnh sởi rất hiệu quả (Ảnh: wikicachlam.com)

Chữa bệnh sởi bằng hoa nhài

Hoa nhài có mùi thơm nhẹ, tính mát được nhiều người sử dụng để pha trà giải nhiệt và giữ ấm cho cơ thể. Mọi người chỉ biết đến hoa nhài với công dụng chữa tiêu chảy, mất ngủ, đau đầu hoa mắt,… mà không hề biết rằng hoa nhài cũng có thể chữa sởi.

Bài thuốc: Sử dụng 5-6 lá cây hoa nhài, cho vào một chén nước, đun sôi kỹ, uống nước khi còn ấm. Trong khi mới lên sởi một hai ngày đầu,nếu trẻ có dấu hiệu tiêu chảy mỗi ngày dùng 3-4 lần cũng không ngại, khi sởi mọc sẽ bớt tiêu chảy.

Rau ngổ trị sởi hiệu quả

Rau ngổ là loại rau sống được nhiều người ăn trong bữa cơm hằng ngày. Có tính mát, vị chua, mùi thơm đây là loại rau có tính chống viêm rất tốt. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ điều trị sởi, sỏi thận, sổ mũi, rắn cắn rất hiệu quả được ông cha ta tin dùng.

Bài thuốc: Dùng 1 nắm lá ngổ để nguyên cọng và lá sau đó rửa sạch cho vào luộc. Cho trẻ uống thay nước hàng ngày, sau khi uống 2-3 ngày sẽ phát ban sởi nhiều hơn trên cơ thể nhưng không ngứa, sau đó các nốt ban có màu thâm sẫm, mờ dần và khỏi hẳn.

Dùng 1 nắm lá ngổ để nguyên cọng và lá sau đó rửa sạch cho vào luộc. Cho trẻ uống thay nước hàng ngày, sau khi uống 2-3 ngày sẽ phát ban sởi nhiều hơn trên cơ thể nhưng không ngứa, sau đó các nốt ban có màu thâm sẫm, mờ dần và khỏi hẳn. (Ảnh: soha.vn)

Kiên Định t/h

Exit mobile version