Đại Kỷ Nguyên

Đau nhức cơ thể, loét miệng – dấu hiệu cảnh báo bạn cần bổ sung ngay axit folic

Acid folic (Vitamin B9) cực kỳ quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương. Nếu cơ thể thiếu vitamin này, bạn có thể khó tập trung, hay quên và dễ cáu kỉnh, tăng nguy cơ mắc chứng mất trí hoặc bệnh Alzheimer.

Đau cơ thể

Trong những trường hợp thiếu máu nghiêm trọng do thiếu axit folic, não nhận được ít oxy hơn. Lúc này, các động mạch của não bắt đầu sưng và bạn bị nhức đầu. Tuy nhiên, não không phải là cơ quan duy nhất thiếu oxy, bạn cũng có thể cảm thấy đau ở ngực và chân.

Loét miệng và sưng lưỡi

(Ảnh: Brightside)

Một trong những dấu hiệu điển hình của việc thiếu axit folic chính là loét miệng, sưng lưỡi.

Giảm cảm giác vị giác

Ngoài các vết loét miệng, sự thiếu hụt axit folic có thể dẫn đến rắc rối khi nếm thức ăn.

Các vấn đề về nhận thức

Axit folic cực kỳ quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương. Nếu thiếu, bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề: Trầm cảm, khó tập trung, dễ quên, cáu kỉnh.

Trường hợp không được điều trị đúng cách, lượng axit folic không đủ có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nghiêm trọng như chứng sa sút trí nhớ hoặc bệnh Alzheimer.

Da nhợt nhạt

(Ảnh: Brightside)

Khi cơ thể thiếu axít folic, bạn không có đủ hồng cầu (hemoglobin) để cung cấp cho cơ quan nội tạng lượng oxy cần thiết. Điều này có thể dẫn đến cảm giác yếu cơ, mệt mỏi, tê ở bàn tay và bàn chân và da nhợt nhạt.

Khó thở

Nếu bỗng dưng thấy khó thở khi đi hoặc làm các công việc nhẹ nhàng, bạn nên cảnh giác, bởi có thể lượng oxy trong cơ thể thấp vì thiếu các tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó bạn cũng có thể bị tăng nhịp tim kèm cảm giác chóng mặt, ngất xỉu…

Các vấn đề về tiêu hóa

Buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy sau bữa ăn có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể thiếu axit folic. Trường hợp nặng, bạn cũng có thể bị chán ăn dẫn đến giảm cân.

Lưu ý

Viện Y học Mỹ người trưởng thành nên tiêu thụ 400 mcg axit folic mỗi ngày, theo Brightside.

Bạn có thể bổ sung axit folic bằng cách ăn nhiều ngũ cốc bao gồm gạo, ngô, yến mạch… và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc như bánh mỳ, mỳ sợi, mỳ ống…

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, axit folic còn được tìm thấy trong trứng, cà chua, các loại đậu, thực phẩm có màu xanh lá như súp lơ xanh, măng tây, cải bó xôi, mướp, bắp cải, rau mầm… và một số loại trái cây như bơ, cam, quýt, dưa vàng…

Tổng Hợp

Exit mobile version