Đại Kỷ Nguyên

Đẩy lùi bệnh gan với những món ăn đơn giản

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, nó được ví như là bộ máy lọc của cơ thể, là đầu mối thiết yếu của quá trình trao đổi chất. Vì vậy, bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến gan cũng làm cơ thể bị tổn thương.

Chức năng giải độc của gan

Khi nuốt thức ăn, dạ dày và ruột hấp thụ những chất dinh dưỡng, thực hiện quá trình phân giải, hòa tan vào máu, cuối cùng, qua sự tuần hoàn của máu, các chất dinh dưỡng sẽ được chuyển đến gan và tiến hành phân hóa tổng hợp.

Bệnh gan ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Tinh thần mệt mỏi: Khi glucoza chuyển thành năng lượng, bắt buộc cần sự hỗ trợ của vitamin B1. Nếu thiếu vitamin B1 quá trình chuyển hóa năng lượng gặp khó khăn, cơ thể sẽ mệt mỏi. Vì vitamin B1 không chuyển tới được các cơ quan khác và không có khả năng tạo năng lượng nếu gan bị bệnh, đương nhiên cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải. Và nếu gan bị bệnh sẽ gây thêm mất chức năng miễn dịch, thiếu máu.

Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp khi gan bị bệnh. (Ảnh: ancotnam.vn)

Thiếu vitamin: Do gan là cơ quan lưu trữ và điều tiết vitamin nên khi cơ thể thiếu vitamin, thì gan người đó đang bị bệnh. Thiếu vitamin có quan hệ rất lớn với quá trình suy thoái của cơ năng gan, là cơ quan lưu chứa tiềm tàng vitamin, nếu“kho chứa” của gan bị ảnh hưởng, thì tất nhiên quá trình trung chuyển của vitamin cũng gặp khó khăn. Nếu gan không chuyển được vitamin thì các cơ quan khác trong cơ thể khó hấp thu được vitamin, lâu dần sẽ gây bệnh. Khi gan có vấn đề, cho dù có dùng bao nhiêu vitamin cũng không đạt hiệu quả cần thiêt.

Cơ thể bị lạnh: Chất dinh dưỡng trong thực phẩm hàng ngày sử dụng thì có khoảng 40% chuyển thành năng lượng cho cơ bắp, còn 60% chuyển thành nhiệt lượng giữ nhiệt cho cơ thể. Gan cung cấp khoảng 15% nhiệt lượng trong quá trình trao đổi chất và tiến trình thực hiện chức năng giải độc. Ban đêm khi mà hoạt động cơ bắp gần như ngừng hẳn, nhiệt lượng chủ yếu là do gan cung cấp, nếu cơ thể luôn cảm thấy lạnh khi trang bị đầy đủ quần áo ấm, thì nghĩ ngay đến gan bị tổn thương.

Trường hợp nặng: Nước tiểu có màu vàng, mắt có hiện tượng bị vàng, cơ thể bị ngứa, vàng da, hiện tượng gan sưng to, báng bụng, tinh thần hoảng hốt, chán ăn mất ngủ….

Người bị gan nặng có dấu hiệu vàng da. (Ảnh: Med-Explorer.ru)

Các bài thuốc món ăn giải độc và khôi phục chức năng gan

Trị xơ gan trướng nước

Gan lợn xào nghệ: Gan lợn 0,2kg, nghệ tươi 100g. Giã nhuyễn nghệ tươi trộn với gan lợn, rồi xào lên ăn với cơm. Một liệu trình là 10 ngày.

Đu đủ và gan lợn: 1 quả đu đủ xanh, cắt ngang 1/3 theo chiều đứng, lấy hết hạt, cho gan lợn vào rồi đậy như cũ, đem đốt cháy phần ngoài đu đủ thành than là được. Cạo hết phần cháy ăn gan và ruột đu đủ, dùng 10 lần một liệu trình, rất hiệu quả.

Trị viêm gan thể vàng da

Nước dâu ngô: Râu ngô 15g đun nước uống thay chè hàng ngày.

Nước rễ ý dĩ: Rễ ý dĩ sắc nước uống liên tục.

Ốc hấp rượu: Rượu trắng, ốc nước ngọt, mang ốc hấp với rượu, ăn ốc uống nửa phần nước rượu.

Cháo gạo, cà tím: Cà tím 1000g, gạo 150g, cà tím thái nhỏ nấu với gạo thành cháo, ăn liên tục.

Cháo gạo cà tím trị viêm gan vàng da. (Ảnh: Forum Liputan6)

Món ăn trị viêm gan virut cấp tính

Táo đỏ, ngó sen: Ngó sen 50g, táo đỏ 100g, đường phèn 30g. Ngó sen thái nhỏ, táo bỏ hạt, cho cả vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu nhừ rồi đỏ đường phèn. Mỗi ngày 1 thang, chia vài lần ăn hết. Trị gan mật thuộc thể nhiệt độc có khuynh hướng xuất huyết.

Gan bò, cà rốt: Gan bò tươi 150g, cà rốt 150g. Gan thái mỏng, cà rốt cắt khúc, cho hết vào nồi thêm một ít nước nấu 20 phút, nêm gia vị vừa đủ nấu chín, ăn trong ngày.

Táo đỏ, lạc nhân: Táo đỏ (to), lạc nhân, đường phèn mỗi thứ 50g, cho lạc nấu trước, rồi cho 2 vị kia vào. Trước khi ngủ dùng 1 liều, liên tục một tháng.

Nước rau diếp cá: Rau diếp cá 30g, đun nước uống thay chè 3 lần trong 4 ngày.

Trị viêm gan virut với rau dấp cá. (Ảnh: amazon.com)

Món ăn trị xơ cứng gan

Gạo lứt, đường đỏ: Gạo lứt xay 500g, đường đỏ 500g. Gạo rang vàng, rồi đổ đường đảo đều, nặn thành viên (15g/viên), bảo quản trong tủ lạnh, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên với nước ấm.

Cá tươi hầm đậu đỏ, đậu xanh: Đậu đỏ 50g, đậu xanh 50g, cá tươi một con (500g), rượu 10g, gừng 5g, hành 5g, muối 5g, tỏi 10g. Đãi đậu sạch, loại bỏ tạp chất, ngâm nước 2 giờ, cá tươi làm sạch bỏ mang, gừng thái mỏng, hành cắt ngắn, tỏi bóc vỏ thái mỏng. Xát muối và rượu lên cá rồi cho vào nồi cùng tất cả các thứ còn lại với 600ml nước ninh trong một giờ là được. Ngày 1 lần, mỗi lần ăn 50g cá, đậu và canh ăn tùy ý.

Trị sơ cứng gan với cá hầm đậu đỏ. (Ảnh: Menu24h)

Vận động đơn giản để tăng cường chức năng gan

Nằm ngửa (trên giường hoặc mặt đất), cố gắng đưa bàn chân lên vuông góc với người và duỗi thẳng gót chân. Hai tay cầm vật tương đối nặng (quyển sách dày chẳng hạn) vung lên theo hình vòng cung từ bụng lên tới đỉnh đầu. Tay giơ lên thì hít vào, thả xuống thì thở ra, làm từ 10 -30 lần.

Phương pháp này là thông qua hoạt động của cơ hoành cách, thúc đẩy gan co duỗi, làm gan nhận ôxy và dinh dưỡng nhiều hơn, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng cường chức năng gan.

Cách phòng bệnh gan: Hạn chế bia rượu thuốc lá, tăng cường vận động dưỡng sinh, yoga và luôn để tinh thần thoải mái, sử dụng các loại thảo dược bảo về gan theo Y học cổ truyền như: Cà gai leo, diệp hạ châu, kế sữa, actisô, curcumin, nấm linh chi.

Lê Vân

Exit mobile version