Đại Kỷ Nguyên

Để hồi phục nhanh các chấn thương cơ, hãy dùng nhiệt thay vì chườm lạnh

Khoa học chứng thực những phương thức hiệu quả từ lâu đời của y học cổ truyền Trung Hoa.

Lời khuyên chườm đá có thể không phù hợp

Huấn luyện viên hay bác sĩ có thể cho bạn lời khuyên như vậy khi bị bong gân hay chấn thương với vết thâm tím và sưng tấy. Thậm chí, sử dụng đá là một phần trong các bước sơ cứu RICE được khuyến cáo rộng rãi cho các trường hợp đau cơ cấp tính (đó là: không động đậy, chườm đá, ép chặt và nâng lên).

Nhiều chuyên gia y tế khuyên nên chườm đá vì lạnh khiến các mạch máu co lại, giảm đau, viêm và sưng. Vậy nhưng lạnh cũng ngăn cản sự hồi phục.

Các vận động viên thường tin rằng việc áp dụng chườm đá sẽ tăng tốc hồi phục sau một buổi tập luyện vất vả, nhưng khoa học đã chứng minh một quan điểm khác. Các nghiên cứu cho thấy lạnh trì hoãn việc phục hồi, và khi người ta chườm đá lên vùng chấn thương càng lâu thì lại càng tệ hơn. Một số nghiên cứu khác cho thấy đá làm giảm hiệu quả hoạt động thể thao, ít nhất là tạm thời.

Mới đây nhất, nghiên cứu của Viện Y tế và Sáng kiến Y Sinh (Đại học Công nghệ Queensland, Úc), đã xem xét tác động của đá lên tỷ lệ hồi phục ở những con chuột bị giập cơ đùi.

Các “chỉ thị sinh học” (biomarker) cho sự hình thành mạch máu và tái tạo cơ bắp chậm hơn ở nhóm chuột chườm đá, so với nhóm không dùng đá. Các nhà nghiên cứu đã viết rằng “những phát hiện này thách thức thói quen chườm đá” và cảnh báo các chuyên gia y tế nên xem xét lại phác đồ điều trị đối với tổn thương mô mềm cấp tính.

Chữa lành bằng nhiệt

Khoa học hiện đại đã chứng thực phương thức chữa bệnh của y học cổ truyền Trung Hoa hàng nghìn năm qua, rằng nhiệt hỗ trợ sự phục hồi.

Nguyên tắc khá đơn giản: Nhiệt kích thích sự lưu thông trong khi hàn (lạnh) lại hạn chế nó, và lưu thông là cần thiết cho sự phục hồi. Theo Brandon LaGreca, chuyên gia châm cứu tại Viện Châm cứu East Troy tại East Troy (Wisconsin, Hoa Kỳ), những người sử dụng đá để giảm đau cần phải hiểu tác dụng tiêu cực liên quan.

Khác biệt giữa viêm cấp tính và mãn tính

Hầu hết các chuyên gia y tế đồng ý rằng nhiệt thích hợp trong các trường hợp đau mãn tính. Nhưng có một cuộc tranh luận lớn về việc khi nào và liệu có nên chườm lạnh.

Da bị tấy đỏ, sưng, và nóng là dấu hiệu của viêm nhiễm, theo tiếng Latin “inflammare” có nghĩa là “đang bị cháy”. Vì thế nếu bạn cảm thấy nóng rát ở chỗ đau, bạn sẽ tự động hướng tới việc dùng cái gì đó lạnh để làm dịu.

LaGreca cho biết viêm nhiễm thực ra một phần là của các phản ứng chữa lành. “Đó là sự thông thái của cơ thể bạn. Đó là những gì cơ thể bạn làm một cách có chủ đích để chữa lành vùng bị tổn thương”, ông nói. “Đá làm dịu chỗ sưng và bỏng rát, nhưng sau đó bạn cũng đang ngăn cản sự cơ thể khi không cho nó làm điều mà nó cần làm”.

Bạn có thể đã từng nghe nói rằng viêm nhiễm là không tốt và phải bị ngăn chặn. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Sự rắc rối bắt nguồn từ sự giới hạn của từ vựng. Viêm cấp tính (acute inflammation) khác xa so với viêm mãn tính (chronic inflammation), mặc dù nó có cùng một cái tên.

Viêm mãn tính là loại xấu, thường là kết quả của chế độ ăn uống nghèo nàn và căng thẳng kéo dài. Viêm mãn tính (đôi khi được gọi là viêm hệ thống) cần hàng tháng và hàng năm trời để tích lũy và rất khó chữa khỏi. Ví dụ như bệnh viêm khớp, ưng thư, tiểu đường, bệnh Alzheimer và viêm loét.

Viêm cấp tính là một khái niệm hoàn toàn khác. Nó đến bất ngờ và rời đi sau khi hoàn thành công việc của mình. Viêm cấp tính có lợi cho sức khỏe, xảy ra tại một vị trí nhất định, đó là phản ứng có chủ định của cơ thể mà không gây cho bạn quá nhiều phiền toái.

“Cơ thể làm thế là có lý do, chúng ta phải tôn trọng và trân trọng điều đó, và cố gắng đừng ngăn cản hành động đó”, LaGrace cho biết.

Dùng hạt tiêu Cayenne và các thảo dược có tính ôn là phương thức truyền thống giúp chữa trị và phục hồi chỗ đau. (Nguồn ảnh: Shutterstock.com)

Các phương thức chữa trị bằng nhiệt

Nhiệt giúp viêm cấp tính hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chườm nóng bằng một chai nước, khăn mặt nóng, tắm hay ngâm mình trong nước nóng đều là cách tốt.

Phương thức nhiệt phổ biến được các thầy thuốc Trung y dùng đến là phép cứu bằng ngải (moxabution), theo đó người ta đốt một bó ngải cứu khô ở phía trên hoặc ngay sát phần mô bị thương. Đèn hồng ngoại TDP cũng được sử dụng để tạo ra một hiệu ứng tương tự.

Hơ ngải cứu

Một cách hiệu quả khác là dùng thảo dược có tính ôn, như gừng, quế, đinh hương, hoặc hạt tiêu cayenne. Những thảo dược này (đôi khi còn được cho là có tác dụng bổ máu) thường được dùng qua đường ăn uống để làm giảm đau và hỗ trợ quá trình phục hồi. Các loại thảo dược này cũng có trong các cao thuốc xoa bóp hay dầu bôi nhằm tăng cường lưu thông đến các mô bị thương, căng hay sưng tấy.

Dit Da Jow là thuốc xoa nổi tiếng được giới võ sĩ biểu diễn ưa dùng, và mỗi công thức lưu truyền lại đều có các thành phần riêng. Các thầy thuốc châm cứu thường dùng Po Sum On hay dầu Tiger rất dễ kiếm, và cũng có nhiều loại dầu xoa bóp cơ bán trên thị trường để bạn lựa chọn.

Khi xoa các chế phẩm này lên da, bạn có thể cảm nhận thấy tác dụng của chúng trong vòng vài phút – vừa nóng vừa lạnh, đồng thời làm lưu thông và giảm đau. Lưu ý đừng để dầu dây lên quần áo hay khăn trải giường vì nó có thể để lại các vết ố vàng.

Để biết thêm thông tin về cách chữa trị bằng nhiệt của Trung y cổ truyền, hãy xem thêm tại blog của LaGreca: EastTroyAcupuncture.com.

Thu Hiền biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version