CĐV các nước tham dự SEA Games 2019 lo lắng chính mình và các VĐV thi đấu trong vùng dịch có thể bị nhiễm bệnh sau khi kết thúc Đại hội Thể thao Đông Nam Á tại Philippines.
Đời sống Plus đăng tải, theo trang Manila Times (Philipines) ngày 23/11/2019, Sở Y tế (The Department of Health – DoH) Thành phố DAVAO đã xác nhận thêm 3 trường hợp mắc bệnh bại liệt từ Mindanao, nâng tổng số ca mắc mới trong năm 2019 ở nước này lên 7 ca.
19 năm sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Philippines đã loại bỏ hoàn toàn được bệnh bại liệt, căn bệnh này đã xuất hiện trở lại. Các ca bại liệt được ghi nhận tại đảo Mindanao, độ tuổi bệnh nhân từ 3 đến 5 tuổi.
Chính phủ Angola cho biết quốc gia này mới đây đã ghi nhận ca nhiễm virus bại liệt đầu tiên sau gần 10 năm. Bộ trưởng Y tế Angola Sante Silvia Lutucuta cho biết sau 7 năm không phát hiện thêm ca mắc bệnh sởi mới, quốc gia này hiện rơi vào tình thế khó khăn khi ghi nhận tới 44 trường hợp nhiễm virus bại liệt tại 10/18 tỉnh trên cả nước.
Bại liệt trẻ em là căn bệnh do virus gây ra, do đó nó có độ lây lan rất nhanh, có thể dẫn đến bại liệt suốt đời, một số trường hợp có thể gây tử vong. Cho đến nay, thế giới chưa có thuốc điều trị căn bệnh này.
Năm 2000 WHO tuyên bố, Việt Nam đã thành công trong khống chế bệnh bại liệt trên toàn quốc. Nghĩa là Việt Nam đã không còn một bệnh nhân bại liệt nào do vi rút bại liệt hoang dại gây nên.
Tuy nhiên, việc Phillipines công bố dịch bại liệt đúng vào khoảng thời gian nước này đang tổ chức SEA Games 2019, hàng vạn VĐV và CĐV từ các nước Đông Nam Á đổ sang khiến nhiều người lo lắng.
Trên tờ Tuổi Trẻ Thủ Đô, đoàn thể thao Singapore và Indonesia đã tiêm vắc-xin phòng bại liệt cho các VĐV trước khi sang “vùng dịch” Philippines.
Hội đồng Olympic quốc gia Singapore cho rằng: Chương trình tiêm chủng quốc gia của Singapore là toàn diện và có thể bảo vệ chống lại bệnh bại liệt và bệnh sởi. Việc tiêm nhắc lại cho các thành viên đoàn thể thao Singapore là những biện pháp bổ sung để đảm bảo mức độ bảo vệ cao hơn, ngoài những liều chính mà họ đã được tiêm trước đó.
Trong khi đó, Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Indonesia, Menpora Zainudin Amali cho biết: “Tiêm vắc-xin bệnh bại liệt cho các VĐV và quan chức là một yêu cầu từ Philippines, nơi tổ chức SEA Games 2019”.
Trong khi đó, đến thời điểm hiện tại, không có thông tin về việc tiêm nhắc lại mũi phòng bại liệt với các VĐV Việt Nam trước khi lên đường sang dự SEA Games 2019.
Trên tờ Infonet, GS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc BV Nhiệt đới trung ương cho biết, hiện nay dù Philippines đang có nguy cơ bùng phát dịch bại liệt, nhưng các vận động viên và cổ động viên cũng không quá lo lắng. Bệnh bại liệt gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ (chưa uống vắc xin hoặc uống chưa đủ liều), hiếm gây bệnh cho người lớn, vì đa phần người lớn đã có miễn dịch.
Theo báo Công An, bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do vi rút Polio gây lên, có thể lan truyền thành dịch. Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp. Vi rút Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết, tại đây một số ít vi rút Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não.
Thể liệt mềm cấp điển hình: Chiếm 1% với các triệu chứng sốt, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ các chi, gáy và lưng, dần dần mất vận động dẫn đến liệt không đối xứng. Mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Liệt ở chi, không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động.
Người là nguồn chứa duy nhất, đặc biệt là ở những người nhiễm vi rút bại liệt thể ẩn, nhất là trẻ em.
Nguồn truyền bệnh là bệnh nhân ở các thể lâm sàng và người lành mang vi rút. Họ đào thải rất nhiều vi rút bại liệt theo phân làm ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm. Vi rút lây truyền sang người chủ yếu qua đường phân – miệng. Vi rút bại liệt chủ yếu từ phân ô nhiễm vào nguồn nước, thực phẩm rồi vào người qua đường ruột. Cũng có khi lây truyền qua đường hầu, họng. Không bao giờ lây nhiễm qua côn trùng trung gian.
Video xem thêm: Bùng phát dịch lở mồm long móng ở Ba Vì