Đại Kỷ Nguyên

12 loại cây cảnh mang độc tố nhưng lại hay “được” để trong nhà

Một ngôi nhà đẹp mà không có cây cảnh thì quả là một thiếu sót lớn. Nhưng trong rất nhiều lựa chọn lại có không ít cây cảnh chứa độc tố, sẽ rất nguy hiểm nếu nhà bạn có trẻ nhỏ.

1. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan

Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

2. Cà độc dược

 Nhựa cây nếu tiếp xúc qua da có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.

Độc chất trong cà độc dược cũng có tác dụng làm thuốc, nó có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt  nhưng với liều hạn chế và phải rất cẩn trọng.

3. Đỗ quyên

Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc AndromedotoxinArbutin glucoside  gây buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất thăng bằng.

4. Xương rồng bát tiên

Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.

5. Anh thảo

Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.

6. Chuỗi ngọc

Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

7. Hồng môn

Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

8. Dạ lan

Tên khoa học là Hyacinth orientalis. Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

9. Cẩm tú cầu

Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

10. Thủy tiên

Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

11. Một số loại trầu (trầu bà, trầu ông,…)

Có tên khoa học là Philodendron spp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.

12. Cây vạn liên thanh

Loại cây này còn được biết với tên minh ti, chúng thuộc họ ráy, có hình dáng đẹp nên được nhiều người ưa chuộng chọn làm cây cảnh, nhất là trồng trong nhà. Tất cả các bộ phận của cây này đều có độc từ rễ tới ngọn. Do đó bạn tránh chạm vào chúng khi di chuyển và chăm sóc nhé. Khi không may bị dính nhựa cây thì nên làm dịu chúng bằng nhiệt như hơ nóng hay rửa bằng nước ấm.

Tú Linh

Xem thêm:


Chuyên mục Sức khỏe của ĐKN nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.


 

Exit mobile version