Người hiện đại ai nghe đến ung thư thì mặt đều biến sắc. Nhưng có một số bệnh nhân tế bào ung thư lại biến mất một cách thần kỳ, trong đó không loại trừ những người mà bác sỹ đã tuyên bố bó tay. Điều này khiến chúng ta cần thay đổi cái nhìn cố hữu trong y khoa.

Bác sỹ Ban Bernhard Long cho rằng, về lâu về dài không có bất cứ bệnh tật nào có thể chấp nhận người hành nghề y đơn thuần chỉ dựa vào bản thân chứng bệnh của bệnh nhân để làm dấu hiệu nhận dạng của họ. Mà bệnh nhân vô cùng mong đợi gặp được bác sỹ, vừa săn sóc các tổ chức sinh lý vận hành không thuận của họ, lại có thể cảm thụ được tinh thần đau khổ của họ, đồng thời thêm 1 bước kiến lập quan hệ bè bạn đồng hành. Điều này đã nói lên hết sự thiếu sót và những khó khăn mà y học hiện đại phải đối mặt.

Điều trị y học hiện đại đa phần không thể đảm bảo được sự chăm sóc “toàn bộ chỉnh thể người bệnh”. Các bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, chứng suy dinh dưỡng… từng là những mối đe dọa chính đối với sức khoẻ con người. Còn trong xã hội hiện đại, bệnh tật thuộc yếu tố tâm lý và xã hội đã trở thành vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Đối với những bệnh này, chỉ dùng mô hình y sinh học để chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa, thì không giải quyết được hoàn toàn, trọn vẹn và đầy đủ vấn đề.

Bệnh ung thư ngày càng gia tăng tại Việt Nam.
Bệnh ung thư ngày càng gia tăng tại Việt Nam. (Ảnh: vietnam.net)

Trước khi nói về bối cảnh khó khăn của y học hiện đại, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu “Mô hình y sinh học” nghĩa là gì? Y học hiện đại tập trung vào việc nghiên cứu các thay đổi sinh học, nghĩa là từ giải phẫu học, sinh lý, bệnh lý học, hóa sinh và các khía cạnh khác để tìm tòi nghiên cứu các nguyên nhân của bệnh và điều trị.

Do thiên về chẩn đoán và điều trị y sinh học, y học hiện đại chỉ nhìn thấy “căn bệnh”, trong công tác lâm sàng phụ thuộc vào thuốc và phẫu thuật để loại bỏ tổn thương. Trong thực tế, ngoài cơ thể vật lý thể chất, nhục thể hữu hình ra, còn có tinh thần ý thức vô hình. Trong các nguyên nhân gây bệnh và sự phát triển của bệnh, tinh thần, ý thức thường đóng vai trò chủ đạo.

Tuy nhiên, mô hình y sinh học đã tách bệnh ra khỏi người, độc lập kiểm tra các mẫu mô tổ chức bệnh lý và chất thải tiết của bệnh nhân, hòng tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này, nhưng họ đã bỏ qua các nhân tố xã hội, tâm lý, hành vi và các yếu tố khác ảnh hưởng đối với bệnh tật, cũng bỏ qua luôn sự gắn kết của chỉnh thể cơ thể.

Việc phân tích bệnh lý xét nghiệm thôi là chưa đủ, cần xét đến điều kiện môi trường, tâm lý… (Ảnh: BioTecNika)

Nói chung, đối tượng của y học là con người, điều trị bất kỳ bệnh chủ yếu nào hiện nay, đặc biệt là ung thư, việc nhấn mạnh “thân tâm cùng trị” so với đơn thuần chỉ chú trọng trị liệu thân thể là quan trọng hơn, mà mô hình y sinh bỏ qua đặc tính chỉnh thể của người bệnh rõ ràng không thể đáp ứng yêu cầu này.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng: 4 loại tính cách dễ bị ung thư

Nói về nghiên cứu của y học hiện đại đối với ung thư, luôn có nghiên cứu thảo luận các vật chất gây ung thư hữu hình, có thể đo lường được, làm cho con người lạc quan rằng: Có một số chuyên gia có thể từ các góc độ khác mà tìm tòi, dò xét các nguyên nhân gây ra ung thư.

“Nghiên cứu về nhân cách” của các chuyên gia thuộc học viện Y khoa Đại học Harvard Hoa Kỳ là một ví dụ. Nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân ung thư khác nhau có thể được quy nạp về một nhân cách chung, nhưng với các đặc trưng tính cách sau đây là tương đối dễ bị ung thư hơn, họ gọi những đặc tính này là “nhân cách ung thư”.

  • Thích ức chế tâm lý (cảm xúc) phiền não, tuyệt vọng hoặc đau buồn.
  • Sợ cạnh tranh, trốn tránh hiện thực, mưu cầu nhân nhượng cho sự hòa hợp giả dối (bằng mặt không bằng lòng).
  • Vẻ bề ngoài lúc nào cũng là hy sinh bản thân nghĩ cho người khác, nhưng trong tâm lại không cam lòng.
  • Gặp khó khăn, tại thời điểm lúc đó không xuất kích, nhưng cuối cùng lại tức nước vỡ bờ.
Nhân cách có liên quan mật thiết với bệnh tật. (Ảnh: Google Plus)

Nhà trị liệu tâm lý Lawrence LeShan (Newyork) trên lâm sàng điều trị ung thư cũng nhìn thấy tình hình tương tự: Người đương sự đối với sự việc không như ý trong cuộc sống, thường biểu hiện ra bi thương thâm trầm, thất vọng và cảm giác mất mát, lại còn ức chế biểu đạt cảm xúc nội tâm. Thái độ tiêu cực này làm giảm đáng kể chức năng của hệ thống miễn dịch và nuôi dưỡng cơ hội sinh sôi nảy nở của tế bào ung thư.

Kinh nghiệm nhiều năm tiếp xúc với bệnh nhân ung thư, ông phát hiện những “chiến sỹ” chống ung thư từ 3 phương diện “sinh lý, tâm lý, tinh thần”, họ đã được cải thiện đáng kể về mặt ổn định cơ thể và tâm trí.

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người nhảy ra khỏi mô hình tư duy “sinh y học”, bắt đầu nhận thức được rằng tư duy tích cực và giải độc tâm lý giúp ích để cơ thể khỏe mạnh.

Với việc ưu tiên liên kết thể xác và tinh thần là số 1, việc chữa khỏi ung thư bản thân của bác sỹ trị liệu nổi tiếng nước Mỹ Louise L. Hay là một trường hợp điển hình xác đáng. Sau khi được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung ở tuổi 52, cô đã giải phóng căn bệnh ung thư trong cơ thể sau 6 tháng bằng cách giải phóng phẫn nộ và oán giận mà cô đã tích lũy từ thời thơ ấu của mình.

Điều trị cả tâm và thân cho kết quả tốt hơn mong đợi. (Ảnh: Artful Living)

Những điều này có thể minh họa cho xu hướng phát triển của các bệnh nhân ngày nay chuyển sang các liệu pháp hỗ trợ điều trị y tế, chẳng hạn như Đông dược, châm cứu, thiền định, tĩnh tọa, khí công…

Dẹp yên ung thư nội loạn, chú trọng chủ thể bệnh hoạn

Để đáp ứng những thiếu sót của “Mô hình y sinh học” trong y học hiện đại, người ta đã nỗ lực bắt đầu tiến hành suy xét lại và điều chỉnh lại mô hình chiến lược này.

Quyển sách Từ tâm trị ung thư: Báo cáo quan trọng của tâm lý ung thư nhắc tới, ung thư thực ra là có tính tổng hợp, bệnh hệ thống toàn thân… là nhiều khâu trong toàn thân bị hỗn loạn mà dẫn tới “nội loạn”. Đối với những khía cạnh rối loạn này, tổng hợp điều chỉnh cũng quan trọng ngang ngửa không kém, thậm chí là chìa khóa để ngăn ngừa tái phát di căn.

Tạp chí Khoa học từng công bố “Mô hình sinh vật – Tâm lý – Xã hội y học” (Bio – psycho – social medical model) được đề xuất bởi bác sỹ tâm lý George L. Engel. Phương pháp tư duy y học này, có thể khắc phục hạn chế của “mô hình y sinh học” – bỏ qua nhu cầu tâm lý và nhân tố xã hội của con người, nhấn mạnh cần tích hợp toàn diện, hệ thống, tổng hợp các góc độ sinh vật, tâm lý và xã hội để nhận thức sức khỏe và bệnh tật của nhân loại, để có thể phòng và trị bệnh càng hiệu quả hơn.

phòng ngừa và điều trị ung thư
Xét đến mọi khía cạnh tác động đến bệnh tật một cách chỉnh thể mới đem lại hiệu quả cao trong phòng và điều trị. (Ảnh: thanhnien.vn)

Một “Mô hình sinh thái y tế” mới nổi khác, với cấp độ bao phủ rộng lớn hơn. Nó dựa trên khái niệm hệ thống sinh thái để nghiên cứu mối quan hệ giữa tình trạng sức khoẻ và môi trường bên trong – bên ngoài cơ thể con người với mục tiêu đạt được sự phát triển hài hòa của con người và thiên nhiên.

Mô hình này giai đoạn đầu tập trung vào môi trường bên ngoài, tức tác dụng của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội lên cơ thể con người, mà giai đoạn sau (hậu kỳ) sẽ chú ý đến tác dụng của môi trường bên trong cơ thể, chú trọng bảo trì giữ gìn sự cân bằng của hệ vi sinh thái bên trong cơ thể. Nhìn chung, nhấn mạnh rằng con người muốn khỏe mạnh sống lâu, cần thiết phải thống nhất môi trường trong – ngoài, đạt đến trạng thái hài hòa cân bằng.

Mô hình y học – sinh thái học nhấn mạnh sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, sự hài hòa trong nội tại nhân thể, mà đây lại là sợi chỉ hồng xuyên suốt lịch sử y học cổ truyền Trung Quốc. Y học cổ truyền Trung Quốc nhìn vào chỉnh thể, chú trọng vận dụng phương pháp phân tích tổng hợp toàn diện, nghiên cứu mối quan hệ giữa nội bộ của cơ thể với môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể từ góc độ hồng quan vĩ mô. Về bản chất, mô hình y sinh học này vô hình chung đã trùng hợp với mô hình y học cổ truyền Trung Quốc.

Tây y tập trung vào việc xử lý cục bộ và Trung y chú trọng điều chỉnh chỉnh thể hồng quan vĩ mô, hai bên nếu có thể chung tay kết hợp hữu cơ cùng nhau đem lại hy vọng chống ung thư, đem lại hạnh phúc sức khỏe chỉnh thể toàn diện cho nhân loại, đây sẽ là mấu chốt giải quyết vấn đề.

Theo epochtimes.com
Liên Hoa