Theo thống kê, khoảng 25-30% bệnh nhân đến khám tai – mũi – họng mắc viêm xoang. Ngoài việc khiến bệnh nhân nghẹt mũi, đau nhức vì chảy mủ, viêm xoang khi để lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe não, viêm màng não… gây mù vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Trong tây y, ngoài thông rửa, bệnh nhân sẽ được chỉ định kháng sinh hoặc phẫu thuật. Còn trong dân gian có khá nhiều vị thuốc, thảo dược giải quyết tốt vấn đề của bạn mà không cần dùng thuốc tây.

1. Nước muối

Ảnh: DetoxGreen

Nước muối là một loại dung dịch có tác dụng làm sạch và sát trùng cực tốt. Rửa mũi bằng nước muối hay hít hơi nước muối có thể rửa sạch chỗ viêm, làm se miệng các tổn thương, làm sạch các hốc mũi và giúp các khe mũi, xoang thông thoáng hơn, tránh sự ứ đọng dịch mũi,… Và đồng thời, các triệu chứng viêm xoang như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhức đầu, hôi miệng,… cũng nhanh chóng biến mất.

Cách làm:

Bạn có thể pha một bát nước muối hay có thể dùng loại nước muối sinh lý có bán sẵn tại các hiệu thuốc. Cho nước muối vào một cái bát, sau đó bạn bịt một bên mũi bằng ngón tay trỏ, nhúng một bên mũi kia vào bát, gắng hơi hít thật mạnh để cho nước muối đi sâu vào trong mũi và xuống dưới miệng. Nhổ nước ra bằng đường miệng và làm lặp lại như vậy khoảng 4-5 lần. Sau đó đổi bên với lỗ mũi còn lại.

2. Mật ong

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy dùng mật ong chữa viêm xoang là phương pháp an toàn và đem lại hiệu quả cao. Trong mật ong có chứa chất kháng khuẩn được xem là kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa, hai vi khuẩn này chính là nguyên nhân gây bệnh viêm xoang. Khi sử dụng mật ong sẽ tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh.

Ảnh: nrttv.com

Cách dùng:

Lấy tỏi giã nhuyễn, sau đó ép lấy nước cốt, trộn với mật ong cùng với tỉ lệ 1:1. Trước khi dùng mật ong chữa bệnh, bạn nên rửa sạch mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý sau đó lau khô, sau đó bạn có thể dùng tăm bông thấm hỗn hợp tỏi cùng mật ong này đưa vào hốc mũi để trong đó khoảng 1 tiếng.

Mỗi ngày thực hiện như vậy 2 lần và liên tục như vậy 1 tuần sẽ mang lại hiệu quả.

Lưu ý: Việc dùng hỗn hợp mật ong và tỏi ban đầu sẽ có những cảm giác gắt và khó chịu ở mũi nhưng đến khi mật ong đã ngấm được vào mũi sẽ tạo nên sự thông thoáng ở các xoang và đem lại cảm giác dễ chịu.

Bạn cũng có thể dùng 2 thìa mật ong rồi hòa cùng nước ấm để uống mỗi ngày. Thực hiện 2 lần trước bữa sáng và trước khi ngủ cũng lại mang lại hiệu quả cao giúp bạn có thể tăng sức đề kháng cũng như chống lại các tác nhân gây nên bệnh viêm xoang.

3. Tinh dầu bạch đàn (khuynh diệp)

Theo Đông y, tinh dầu bạch đàn có vị cay, tính ấm, giúp tán hàn, trừ phong, làm thông khí vùng đầu mặt, giải cảm, nghẹt mũi, trị sổ mũi, ho có đờm, giúp thông mũi khi bị cảm cúm và cảm lạnh,… Vì vậy, hoàn toàn có thể giúp tình trạng nghẹt mũi được cải thiện, giảm đau đầu do viêm xoang với loại tinh dầu thiên nhiên này.

Cách dùng:

Nhỏ vài giọt tinh dầu bạch đàn vào trong một bát nước nóng, sau đó bạn lấy một chiếc khăn trùm bao phủ đầu của bạn và cái bát trong đó, sau đó hít các hơi nước bốc lên bằng mũi. Hơi dầu bạch đàn có khả năng xâm nhập vào lỗ mũi và hoạt động như một loại thuốc thông mũi tự nhiên giúp làm sạch chất nhầy tích tụ trong các lỗ khoang, do đó giúp giảm bớt sự tắc nghẽn trong mũi.

4. Lá chanh

Ảnh: soha.vn

Theo Đông y lá chanh có tính bình, chỉ khái có tác dụng chống viêm nhiễm, sát khuẩn, tiêu đờm thư giãn tinh thần, tăng cường hệ hô hấp…Trong các bài thuốc nam, lá chanh cũng xuất hiện với tư cách là thành phần của một nồi nước xông. Nguyên nhân là trong lá chanh có tinh dầu thơm dễ chịu, diệt khuẩn và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy sử dụng lá chanh để chữa trị và giảm thiểu các triệu chứng của viêm xoang cũng đem lại hiệu quả rất tốt.

Cách dùng:

Lá chanh đã phơi khô đun sôi khoảng 10 phút, sau đó có thể lọc hỗn hợp này và dùng súc miệng mỗi ngày. 

5. Tỏi

Tỏi không chỉ là gia vị có mặt trong khá nhiều món ăn của người Việt, đây còn là vị thuốc quý, với rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Trong loại thực phẩm này chứa hàm lượng lớn glucogen, aliin, fitonxit,… đặc biệt, tinh chất allicin được coi là một loại kháng sinh tự nhiên có thể tiêu diệt nấm, kháng khuẩn, kháng viêm và chống virus.

Cách dùng: 

Cách 1: Tỏi khô bóc vỏ lấy 40g đem thái nhỏ, đem ngâm với 100 ml rượu trắng 40 đến 45 độ đến khi rượi dần chuyển từ màu trắng sang màu vàng, ngâm trong 10 ngày thì dung dịch rượu tỏi chuyển sang màu nghệ là có thể sử dụng.

Nhỏ từ 1 đến 2 giọt vào mũi và bóp nhẹ hai bên thành mũi. Cảm thấy hơi xót một chút nhưng chịu khó làm thường xuyên sẽ thấy đỡ hơn hẳn.

Cách 2: Bạn có thể lấy một vài nhanh tỏi tươi sau đó bóc sạch vỏ giã nát lấy nước. Sau đó có thể pha chế thuốc nhỏ mũi theo công thức sau một phần tinh chất tỏi cùng với một phần nước. Khi nhỏ loại dung dịch này vào mũi bạn có thể gặp một số cảm giác rất cay và khó chịu

6. Tân di

Ảnh: flickriver.com

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hóa học của Tân di có chứa tới 0,5-2,86% tinh dầu, ngoài ra còn có eugenol, foeniculin, magnoflorine, falvonoid, anthocyanin, oleic acid, vitamine A, alkaloid… là những chất rất hữu hiệu trong điều trị bệnh xoang mãn tính.

Tân di có vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tán hàn, giúp thông tắc các lỗ tự nhiên, đặc trị các bệnh vùng mũi.

Cách dùng:

Tân di, cỏ ngũ sắc lượng bằng 1/3, sắc lấy nước nhỏ mũi hoặc cho vào bình xịt mũi ngày 3 lần.

Hoặc: Tân di 12g, trứng gà 3 quả. Luộc trứng cùng tân di, luộc xong ăn trứng, uống nước, bỏ bã Tân di.

Minh Nguyên