Đại Kỷ Nguyên

Cả đời chỉ cần nhớ 3 câu dưỡng sinh của Nho gia, Phật gia và Đạo gia này là đủ

Trung Quốc cổ đại vô cùng xem trọng dưỡng sinh, trải qua các triều đại đều có các bậc cao nhân giảng dạy về dưỡng sinh. Họ thường là các Tiên gia thoát tục siêu phàm, những người tu luyện Đạo gia, các đại hiền triết học sĩ nhân ái từ tâm, các văn sĩ tâm ý thanh bạc… nội dung hàm chứa sâu sắc về thân thể con người, kinh lạc, tứ thư, ngũ hành, âm dương, thiên địa, ẩm thực đời sống, dẫn hướng tu luyện, tâm tính đức hạnh v.v.

Đạo dưỡng sinh của Nho gia: Nhân giả Thọ – người nhân ái thì trường thọ!

Trong “Luận Ngữ” của Khổng tử Nho gia có viết “ Nhân giả thọ”; trong sách “Trung Dung” luận về người đại đức “ tất đắc kỳ Thọ” (tự đạt được sự trường thọ), tức là thuật trường sinh và đạo đức đều có quan hệ. Trong sách “Xuân Thu Bàn Lộ”, Đổng Trọng Thư có viết : “Cố nhân nhân chi sở dĩ đa thọ giả, ngoại vô tham nhĩ nội thanh tĩnh, tâm bình hòa nhĩ bất thất trung chính, thủ thiên địa chi mỹ, dĩ dưỡng kỳ thân, thị kỳ thả đa thả trị.”

Giải nghĩa:

Nguyên nhân mà người nhân ái, từ tâm được trường thọ, vì họ bên ngoài không tham mà bên trong thanh tĩnh, tâm bình hòa mà không mất sự trung chính (công bằng chính trực), đạt được điều tốt đẹp của thiên địa, lấy đó dưỡng thân tâm, chính là vừa có được trường thọ vừa chế ước ngôn hành của bản thân.

Về phần tham cầu theo đuổi ngoại vật, thì để có thể bảo trì tâm cảnh bình hòa, nên để cho chính bản thân mình tiếp xúc nhiều với những sự vật thuần tịnh mỹ thiện, lấy đó dưỡng hộ mắt, tai, mũi, miệng, ý. Khiến cho các khí cơ trong thân thể hoạt động và điều tiết thông thuận, từ đó mà đạt được mục đích bảo dưỡng thân tâm.

Đạo dưỡng sinh của Thích gia: Tâm giản dị

Sủng nhục bất kinh, đắc thất bất kế, mặc lôi chỉ báng, hóa hủy vi duyên”.

Giải nghĩa:

Được thương yêu hay chịu khuất nhục đều không nhiễu loạn, kinh sợ hay lay động; đối với được hay mất đều không kể tính; dùng sự im lặng thay thế sấm nổ, lấy đó mà dừng lại sự phỉ báng, dèm pha; biến sự hủy hoại, phỉ báng đó chuyển thành duyên phận.” 

Người xuất gia yêu cầu coi nhẹ danh lợi, nhân từ hành thiện, hoài bão khoáng đạt, nhẫn nhục tự trọng. Những cao tăng trường thọ đều là đặc tính ôn hòa, cuộc sống bình đạm, chung sống với người khác hài hòa, dung hợp.

Đạo dưỡng sinh của Đạo gia: Đạo Pháp tự nhiên

Trong “Đạo Đức Kinh”,  Lão tử viết: “ Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”. (dịch: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”)

Trong “Trang tử – Dưỡng sinh chủ biên” có viết “An thời xứ thuận” (“An định theo bổn phận, tùy thời tùy nơi đều thuận theo tự nhiên.” )

Trong “Hoàng đế nội kinh” có viết: “Khởi cư hữu thường, ẩm thực hữu tiết, bất vong tác lao.”

“Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày đều theo quy luật thường nhật, ăn uống có tiết chế, lao động làm việc không quá độ – không đi ngược lại quy luật thông thường, làm điều xằng bậy.” 

Trong “Dưỡng Sinh Diên Mệnh Lục”, đạo sĩ Đào Hoàng Cảnh viết: “Mạc cửu hành, cửu tọa, cửu ngọa, cửu thị, cửu thính. Mạc cường thực ẩm, mạc đại trầm túy, mạc đại ưu sầu, mạc đại ai tư, thử sở vi năng trung hòa. Năng trung hòa giả, tất cửu thọ dã.

Giải nghĩa:

Đừng trong nhất thời mà làm quá nhiều, ngồi quá lâu, nằm quá nhiều, nhìn quá lâu, nghe quá nhiều. Không nên ăn quá nhiều, đừng uống quá nhiều rượu đến nỗi say sưa, cũng đừng quá nhiều ưu sầu, đừng quá nhiều suy nghĩ bi ai, [chính là không nên quá phận], làm được điều này thì có thể trung hòa. Người có thể trung hòa, tất trường thọ vậy.

Cũng chính là lấy Thiên Nhân hợp nhất, thuận theo đạo Thiên Địa mà hành, được xem là tôn chỉ dưỡng sinh.

Lão tử nói “Thiểu tư quả dục” (“Giảm thiểu tư dục – ham muốn cá nhân.”); Trong “Thái Thượng Lão Quân Dưỡng Sinh Quyết” Ngô Phổ viết: “Thiện dưỡng sinh giả, yếu đương tiên trừ lục hại, nhiên hậu khả bảo tính mệnh diên trụ bách niên. Hà giả thị yã? Nhất giả bạc danh lợi, nhị giả cấm thanh sắc, tam giả liêm hóa vật, tứ giả tổn tư vị, ngũ giả trừ nịnh vọng, lục giả khứ đố tật.

Giải nghĩa:

“Người thiện giỏi về dưỡng sinh, cần trước tiên trừ bỏ lục hại, sau đó có thể bảo trì tính mệnh kéo dài trăm năm. Vậy đó là như thế nào? Thứ nhất là xem nhẹ danh lợi, thứ hai là cấm thanh sắc, thứ ba là liêm khiết, trong sạch đối với tài vật, thứ tư là giảm thiểu mùi vị cảm thụ, thứ năm là trừ bỏ xiểm nịnh si mê vọng tưởng, thứ sáu là buông bỏ tật đố.”

Chủ động tiết chế dục vọng chính là đạt đến con đường dưỡng sinh thanh tĩnh.

Dưỡng sinh là việc làm trường kỳ, không thể nội trong một thời gian ngắn “nhất thúc nhi tựu” (một cước mà được), quý trọng tại kiên trì. Chỉ cần hiểu rõ đạo lý rồi thực hành, tiến bước tuần tự, thì có hy vọng đạt đến kiện khang, trường thọ.

Theo Letu.life
Tuệ Minh biên tập

Xem thêm:

 

Exit mobile version