Đại Kỷ Nguyên

Đông xuân dễ phát sinh bệnh, bảo vệ đường hô hấp bằng cách thanh lọc tạng phế

Diệp Quế có nói: Vị trí phế ở cao nhất, tà tất hại phế trước”, “ôn tà vào phần trên, đầu tiên là vào phế”. Cho nên ngoại cảm tà lục dâm thường trước là phạm vào phế, nhân đó mà xuất hiện chứng ngoại cảm. Đây cũng là nguyên nhân bên ngoài dẫn đến các bệnh về hô hấp như: cảm, ho, sổ mũi, viêm phế quản và các bệnh lý về phổi.

Theo Đông y: Phế chủ bì mao, bì mao là phần ngoài (phần da), nơi ngoại tà xâm nhập vào cơ thể. Nhờ sự tuyên phát của phế mà chất dinh dưỡng được đem đến cho bì mao. Vệ khí cũng tuyên phát ra bì mao để chống đỡ ngoại tà. Vì vậy khi có bệnh ở phần biểu thường thấy xuất hiện các triệu chứng ở vệ và phế phối hợp với nhau. Nếu phế khí hư yếu không tuyên phát ra bì mao làm da lông khô ráp, lưa thưa, dẫn tới cơ năng bảo vệ của bì mao bị giảm cho nên dễ bị cảm ngoại tà.

Trời lạnh, trẻ nhỏ dễ bị tổn thương phế mà sinh bệnh. (Ảnh: mitramagazine.ir)

Chức năng của phế

Phế ở trong ngực, chủ việc tuyên phát, túc giáng, ngoài chủ bì mao, khai khiếu ở mũi, trên liền với cuống họng, là nguồn trên của dòng nước. Đường kinh mạch bắt đầu ở trung tiêu, từ cuống phổi đi ngang ra dưới nách, theo cánh tay ra đầu chót ngón tay cái. Cùng biểu lý với đại trường.

Phế chủ khí, chủ hô hấp

Phế là nơi trao đổi khí, hít thanh khí, thải trọc khí nên phế chủ hô hấp.

Phế chủ khí vì phế có liên quan đến tông khí, tông khí được tạo thành do khí của đồ ăn từ tỳ vị đưa lên hợp với khí trời do phế đưa vào, tông khí được đưa vào tâm mạch để đẩy huyết đi toàn thân nuôi dưỡng cơ thể.

Phế khí bình thường thì hô hấp thông, hít thở bình thường. Phế khí hư thì thở ngắn, gấp, tiếng phát ra nhỏ yếu, khí úng thì làm cho xuyễn thở, ngực tức hoặc đau, khí nghịch thì sinh ho, nặng thì đứt lạc ho ra máu.

ngoại tà phạm phế cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản. (Ảnh: MyHealthInCheck.com)

Phế chủ tuyên phát và túc giáng

Tuyên phát: Có nghĩa là thúc đẩy. Sự tuyên phát của phế (gọi tắt là tuyên phế) là sự thúc đẩy khí huyết, tân dịch phân bố ra toàn thân, bên trong đi vào các tạng phủ kinh lạc, ngoài đi ra bì mao cơ nhục. Nếu phế khí không tuyên sẽ gây ứ trệ và có triệu chứng tức ngực, ngạt mũi, khó thở.

Túc giáng: Là đưa phế khí đi xuống (thuận). Nếu phế khí nghịch lên trên uất tại phế sẽ có triệu chứng khó thở, ho, xuyễn tức.

Phế chủ thông điều thủy đạo

Nhờ tác dụng tuyên phát và túc giáng của phế mà nước trong cơ thể được bài tiết bằng đường mồ hôi, hơi thở, nhị tiện nhưng chủ yếu bằng đường nước tiểu. Phế khí đưa nước tiểu xuống thận, ở thận nước tiểu được khí hoá 1 phần đưa xuống bàng quang để bài tiết ra ngoài. Phế khí không tuyên thông thì tiểu tiện không lợi. Trên lâm sàng bệnh phù thũng do phong thủy (viêm cầu thận do lạnh) được chữa bằng phương pháp tuyên phế lợi niệu.

Phế không tuyên thông dẫn đến phù thủng. (Ảnh: ydvn)

Quan hệ của phế với các tổ chức khí quan

Phế khai khiếu ở mũi, hầu là cùng với phế. Cho nên phế bị bệnh có biểu hiện sau:

Phế khai khiếu ở mũi

Mũi là nơi thở của phế. Nếu phế khí bị trở ngại như cảm ngoại tà xâm nhập thì ngạt mũi, chảy nước mũi, cánh mũi phập phồng, nước mũi thối chảy ra.

Họng là giây phổi

Phế thông với họng, chủ tiếng nói. Phế hư thì mất tiếng, bị hàn thì họng ngứa tiếng khàn; bị nhiệt thì họng đau, họng sưng; đàm trở thì họng như kéo cưa, hen xuyển.

Phế nhiệt gây đau họng. (Ảnh: Fatos Desconhecidos)

Phương pháp giải độc đơn giản cho tạng phế

Củ cải là thực phẩm bài độc cho phế

Trong con mắt của Đông y, đại trường và phế quan hệ mật thiết nhất, mức độ phế bài xuất độc tố quyết định bởi đại trường có thông suốt hay không, củ cải có thể giúp đại trường bài tiết phân cũ (tích tụ lâu ngày), ăn sống hoặc trộn salad đều được.

Bách hợp nâng cao khả năng kháng độc của phế

Tạng phế từ trước tới nay luôn luôn không thích táo (khô) khí, trong trạng thái khô táo, dễ dẫn tới tích lũy độc tố. Nấm, bách hợp có tác dụng dưỡng phế tư âm rất tốt, có thể giúp tạng phế chống lại độc tố, khi ăn khi chế biến thời gian không được quá dài, nếu không chất dịch trong bách hợp sẽ bị giảm, hiệu quả phòng độc giảm đi rất nhiều.

Điểm huyệt bài độc quan trọng của tạng phế

Huyệt vị có lợi cho tạng phế là huyệt Hợp Cốc, vị trí ở bờ ngoài, giữa xương bàn ngón 2. Có thể dùng ngón cái và ngón trỏ nắm chặt vị trí này, dùng lực ấn.

Cách lấy huyệt: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái, ấn vào có cảm giác ê tức.

Huyệt hợp cốc

Bài tiết mồ hôi giải độc

Phế quản lý bì phu, do đó ra mồ hôi cả người một cách thoải mái, để mồ hôi mang đi độc tố trong cơ thể, có thể làm phế khôi phục lại trạng thái tốt nhất. Ngoài vận động ra, phương pháp ra mồ hôi còn có thể là tắm nước nóng, trước khi tắm cho vào nước tắm một chút tinh dầu gừng tươi và bạc hà, làm mồ hôi tiết ra càng thoải mái, bài xuất độc tố sâu bên trong cơ thể.

Lưu ý: Sau khi ra mồ hôi phải giữ ấm cơ thể và kín gió. Vì lỗ chân lông hở rất dẽ bị ngoại tà xâm nhiễu

Hít thở sâu

Mỗi lần hít thở, trong phổi đều có tồn dư khí thải không thể bài xuất ra ngoài, những khí thải này đối với lượng không khí mới, chứa nhiều dưỡng khí  mà nói, cũng là một loại độc tố. Chỉ cần vài hít thở sâu, thì có thể giảm thiểu tàn dư khí thải trong cơ thể.

Thời gian tạng phế mạnh nhất là buổi sáng từ 7h~ 9h

Lúc này tốt nhất có thể thông qua vận động mà bài độc. Lúc phế mạnh nhất tiến hành vận động có oxy như chạy chậm… có thể tăng cường chức năng bài xuất độc tố của phế.

Liên Hoa

Exit mobile version