Đại Kỷ Nguyên

Ngũ cốc dưỡng ngũ tạng: bạn cần loại ngũ cốc nào?

Ngũ cốc là tên gọi chung để chỉ 5 loại hạt thực vật có thể ăn được, hay được dùng để gọi các loại lương thực hoặc sản phẩm chính thu được từ chúng. Tuy nhiên, điều quan tâm chính là giá trị chữa trị bệnh của ngũ cốc còn hơn cả các loại thuốc.

Gạo – nhuận phổi

Gạo có tác dụng ích âm nhuận phổi rất tốt. Gạo bao gồm cả gạo trắng, gạo lức, gạo tẻ, gạo nếp… Khi thấy có triệu chứng nóng phổi, có thể sử dụng gạo để phòng trị bệnh.

Cách sử dụng: Dùng gạo (lấy bất kỳ loại gạo nào) nấu thành cháo hoặc nấu thành canh gạo. Chỉ uống nước không ăn cái, uống thay nước, vì vậy nấu loãng lấy nước uống trong ngày.

Lúa mì – dưỡng tim

Lúa mì được mệnh danh là loại “quý giá nhất của ngũ cốc”. Đông y nhìn nhận rằng lúa mì có thể dưỡng tim, an thần, xua tan buồn bực, trừ khô… Vì vậy, nó có tác dụng thực liệu rất tốt cho phụ nữ muốn thanh trừ các triệu chứng trong thời kỳ tiền mãn kinh, chứng ra mồ hôi trộm và tâm bệnh buồn bực, bứt rứt…

Cách sử dụng: Dùng hạt lúa mì bỏ vỏ ngoài nấu nhừ thành cháo lấy nước uống. Uống nước cháo này mỗi ngày 2 lần, vào buổi sáng và tối.

Cao lương – dưỡng gan

Cao lương, đậu tương thuộc loại lương thực thô và là thành phần không thể thiếu trong ngũ cốc. Cao lương có tác dụng dưỡng gan, ích dạ dày, ngăn chặn đau bụng đi ngoài, đặc biệt với những người bị bệnh đau bụng đi ngoài mãn tính, nếu kiên trì ăn liên tục trong một thời gian sẽ có công hiệu rất tốt.

Cách sử dụng: Dùng cao lương làm thành bột, sau đó sao nóng.  Mỗi buổi sáng và tối trước khi ăn cơm, lấy bột này pha với nước nóng để uống, mỗi lần pha và uống 1 ly.

 Kê – dưỡng tỳ

Kê đứng đầu trong 5 loại ngũ cốc. Đối với người có thể chất yếu, tỳ hư, kê là thượng phẩm dùng để bồi bổ nâng cao sức lực. Nếu thường xuyên ăn kê có tác dụng bồ tỳ, ích dạ dày và bổ trung ích khí, kéo dài tuổi thọ.

Cách sử dụng: Dùng hạt kê nấu nhừ thành cháo. Lấy thìa hớt lớp trên cùng của nồi cháo đó – đây chính là dầu kê, dùng để ăn khi bụng đang đói, có công dụng dưỡng tỳ, rất tốt cho dạ dày…  ăn vào mỗi buổi sáng và tối.

Đậu – dưỡng thận

Đông y nhìn nhận rằng, các loại đậu nhất làn đậu đen có tác dụng bổ thận, giải độc, nhuận da, có công hiệu thực liệu rất tốt đối với bệnh thận hư, phù thũng… Đậu đen trong nhóm đậu đỗ được mệnh danh là “ngũ cốc của thận”.

Cách sử dụng: Đậu đen vo sạch rồi ngâm, sau đó xay thành nước tương đậu hoặc nấu thành cháo. Ăn cháo hoặc uống nước đậu này, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Châu Quyên (St)

Xem thêm: 

Exit mobile version