Đại Kỷ Nguyên

Đông y thông qua mắt phán đoán bệnh của ngũ tạng như thế nào? (Phần 1)

Theo Hoàng đế nội kinh, ngũ tạng của cơ thể lần lượt tương ứng với các khiếu, và một bộ phận chức năng cũng thông qua những lỗ khiếu này biểu hiện ra. Theo đó miệng là khiếu của Tỳ, mũi là khiếu của Phế, lưỡi là khiếu của Tâm, tai là khiếu của Thận, mắt là khiếu của Can.

Theo Đông y, mắt có mối quan hệ mật thiết với toàn thân, đặc biệt là với ngũ tạng và hệ thống kinh lạc. Hoàng đế nội kinh nhìn nhận, ‘Ngũ tạng lục phủ chi tinh khí, giai thượng chú ô mục nhi vi chi tinh‘ có nghĩa “Tinh khí của lục phủ ngũ tạng đều tập trung ở mắt, Mắt có thể nhìn được vạn vật, phân biệt màu sắc, tất cả đều dựa vào sự tư dưỡng của tinh khí ở lục phủ ngũ tạng”.

Tinh khí, là cơ sở vật chất cho hoạt động sống của sinh mệnh, tinh khí đầy đủ mắt mới có thể phát huy tối đa tác dụng, mới có thể nhìn vạn vật bình thường. Bởi vậy, phương pháp ‘vọng chẩn’ của Đông y có thông qua quan sát tình hình của mắt, không những có thể phán đoán bệnh tình, mà còn có thể từ đó biết được tình trạng thịnh suy thay đổi chức năng của các tạng phủ. Mắt có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn bệnh từ ngoài suy ra bên trong, thấy mầm biết cây.

Các danh y sau này, càng lấy đó làm cơ sở, tìm hiểu quan hệ giữa từng phần của con mắt với lục phủ ngũ tạng. Trong đó, huyết và kinh lạc bên trong hai khóe mắt thuộc Tâm, gọi là ‘huyết luân’, con ngươi màu đen thuộc Can, gọi là ‘phong luân’, con ngươi màu trắng thuộc Phế, gọi là ‘khí luân’, hai đồng tử thuộc Thận gọi là ‘Thủy luân’, màng mắt thuộc Tỳ gọi là ‘nhục luân’.

Quan hệ giữa mắt và lục phủ ngũ tạng

Tinh khí của lục phủ ngũ tạng đều tập trung ở mắt, Mắt có thể nhìn được vạn vật, phân biệt màu sắc, tất cả đều dựa vào sự tư dưỡng của tinh khí ở lục phủ ngũ tạng. (Ảnh: kknews.cc)

Mắt có thể nhìn thấy rõ vạn vật, phân biệt màu sắc, là dựa vào dinh dưỡng từ tinh khí của lục phủ ngũ tạng. Tinh chính là tinh minh, là chức năng thị giác của mắt. Nếu chức năng tạng phủ mất cân bằng, tinh khí không đủ lưu chuyển lên trên mắt, sẽ ảnh hưởng chức năng hoạt động của cơ quan này thậm chí sinh bệnh.

I. Quan hệ giữa mắt, Tâm và Tiểu trường (ruột non)`q

1. Tâm chủ huyết mạch: Trong Tố vấn, thiên Ngũ tạng sinh thành có thuyết: Chư huyết giả, giai thuộc ô tâm, nghĩa là: Huyết của cơ thể đều từ Tâm sinh ra. Mạch là phủ của huyết. Qua đó có thể thấy, Tâm chủ toàn bộ huyết mạch toàn thân, huyết trong kinh mạch nhờ tác động của tạng Tâm mới có thể tuần hoàn toàn thân. Mắt được huyết nuôi dưỡng mới có thể duy trì thị giác.

2. Tâm tàng thần, mục vi tâm khiến: Khí của ngũ tạng lục phủ đều lên trên để rót vào mắt và thành tinh khí, hố sâu chứa tinh gọi là nhân, tinh khí ở cốt tạo thành đồng tử, tinh khí của cân tạo thành tròng mắt đen, tinh khí của huyết đóng vai lạc với hố mắt, tinh khí của mắt tạo thành tròng trắng mắt, tinh khí của cơ nhục tạo thành nhân bào, tinh khí bao trùm cả cân cốt huyết khí hợp với các lạc mạch tạo thành mục hệ. Khi tà khí trúng vào tinh của mắt thì tinh không còn hòa điệu với ngũ tạng lục phủ nữa, do vậy mà tinh bị hao tán. Khi tinh bị hao tán thì xảy ra hiện tượng thị kỳ, thị kỳ có nghĩa là thấy một vật thành hai.

Mắt là nơi nhận tinh khí của ngũ tạng lục phủ, là nơi đi lại của doanh vệ, hồn phách, là nơi sinh ra thần khí vậy. Khi mà thần khí bị lao (không vững) thì hồn phách bị tán, chí ý bị loạn. Đồng tử và tròng đen mắt thuộc Âm, tròng mắt trắng và các mạch máu đỏ thuộc Dương. Vì thế, khi nào âm dương hợp nhau để chuyển rót lên mắt thì tinh khí được sáng vậy. Mắt là sứ giả của Tâm, Tâm là chỗ ở của thần, vì thế khi nào thần và tinh bị loạn thì nó không thể chuyển để rót tinh khí lên mắt được. Khi lên cao, thình lình bị thấy những hình ảnh kỳ lạ, đó là do tinh, thần, hồn, phách bị tán, không còn hợp nhau được nữa, vì thế mà gây ra sự choáng váng vậy.

3. Mắt và Tiểu trường liên quan tới ăn uống của cơ thể, do dạ dày làm nát thức ăn, truyền tới Tiểu Trường, ở đây thêm một bước tiêu hóa, phân rõ tinh và chất thải, bao gồm tinh khí của tân dịch và thủy cốc, do Tỳ vận chuyển tới toàn thân, từ đó giúp mắt được nuôi dưỡng.

Ngoài ra tạng Tâm và Tiểu trường là tương hợp, có quan hệ biểu lý (trong ngoài) với nhau, kinh mạch tương hỗ, kinh khí tương hỗ lưu thông. Chức năng Tiểu trường có bình thường hay không, có quan hệ tới Tâm cũng ảnh hưởng tới mắt.

II. Quan hệ giữa mắt và Can, Đảm (túi mật)

(Ảnh: kknews.cc)

1. Can khai khiếu ở mắt: Theo Tố Vấn. Kim quỹ chân ngôn luận, ngũ tạng ứng với bốn mùa, đồng khí tương cầu, Đông phương sắc xanh, thông vào Can, khai khiếu lên mắt. Phát ra bệnh thành chứng kinh sợ. Vị chua thuộc về lục súc là con gà, thuộc về ngũ cốc là lúa mạch, thuộc về bốn mùa trên ứng với Tuế tinh, thuộc về bộ phận đầu; thuộc về âm thanh là cung giốc, thuộc về số là số 8, thuộc về mùi là mùi hôi. Do đó, biết là thường phát sinh ra bệnh ở cân.

2. Can có huyết dưỡng mới có thể nhìn: Chức năng chính là tàng huyết, lưu giữ huyết dịch, điều tiết lượng huyết. Mặc dù tinh khí của lục phủ ngũ tạng thông qua huyết dịch đều hướng lên mắt, nhưng chủ yêu do tạng Can vì Can tàng huyết và kinh Can đi lên mắt.

3. Can khí thông với mắt, chủ sơ tiết: Chức năng trọng yếu là giúp khí cơ thông suốt. Khí có thể sinh huyết, sinh tân, lại có thể hành huyết, hành tân. Huyết dịch, tân dịch cung cấp cho mắt đều không ỷ lại vào sự thúc đẩy của khí. Khí cơ trong cơ thể có thể thông suốt hay không, có liên quan tới chức năng sơ tiết của Can.

4. Nhìn chung trong 12 kinh mạch, chỉ có Can kinh trực tiếp liên thông lên trên. Kinh mạch Can đóng vai trò khai thông trong ngoài câu thông trực tiếp giữa Can và mắt, để vận chuyển khí huyết. Từ đó bảo đảm quan hệ mật thiết về thể chất và chức năng của mắt và tạng phủ này.

5. Quan hệ giữa mắt và Đảm tương hợp với quan hệ giữa Can và Đảm, tương hỗ trong ngoài. Dư khí của Can đầy tích tụ trong Đảm, tụ thành tinh chính là dịch mật. Do đó sự phân bố và bài tiết của dịch mật đều ảnh hưởng tới chức năng sơ tiết của Can. Những thay đổi bệnh lý của Can cũng có thể được phản ánh qua mắt.

Kiên Định
Theo Kknews.cc

Exit mobile version