Đại Kỷ Nguyên

Dưỡng sinh bằng giấc ngủ – bí quyết của đại danh y Hoa Đà

Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, thức đêm là chuyện rất đỗi bình thường, nhưng bạn có biết thường xuyên thức đêm làm cơ thể nảy sinh những ảnh hưởng rất không tốt cho sức khỏe, bạn đang vô tình xem được bài viết này, hãy nhanh chóng copy lưu lại, rất có thể có ích hỗ trợ đối với bạn và những bạn sinh viên thường xuyên phải thức đêm.

Bí quyết của giấc ngủ

Theo y học và những thể nghiệm cũng như quan sát từ bản thân tác giả, một người chỉ thực sự ngủ nhiều nhất là 3 giờ đồng hồ, còn lại đều là lãng phí thời gian, nằm và ngủ mơ, có lẽ trong chúng ta không một ai là không từng ngủ mơ. Nhưng khi tỉnh dậy cảm thấy mình không mơ thấy gì, đó là bởi họ đã quên giấc mơ đó như thế nào rồi.

Chỉ cần trợp mắt 30 phút buổi trưa, cũng bằng ngủ 2h đồng hồ, nhưng phải căn đúng vào giữa trưa. Buổi tối thì chỉ cần ngủ vào đúng giờ tí ( từ 11h -1h đêm), 5 phút khi đó bằng 6h đồng hồ. Kiến thức liên quan tới khoảng thời gian nêu trên là rất lớn, có liên quan tới quy luật của vũ tru, quy luật của trái đất, và nguyên lý âm dương, hơn nữa bạn cũng có thể cảm nhận, có một nguồn lực rất mạnh ở phía dưới trái tim nối liền xuống dưới, hòa hợp với nguồn lực lử đan điền ( phía trên thận), được gọi là “  thủy hỏa cân bằng”,  nói rộng ra một chút, nếu bạn ngủ đủ giấc, tinh thần bạn sẽ tốt lên gấp trăm lần.

Vì vậy những người mất ngủ và những người phải thức đêm để làm việc, vào giờ tý, dù lượng công việc có nhiều đến mấy, hãy ngủ chợp mắt 30 phút, đến giờ mão dù có buồn ngủ như thế nào cùng không nên ngủ, vậy là đầy đủ tinh thần tỉnh táo cho một ngày rồi.

1. Quy tắc của giấc ngủ

Danh y nổi tiếng Văn Chí thời Chiến Quốc có từng nói với Tề Uy Vương: “ Đạo dưỡng sinh của tôi đặt giấc ngủ ở vị trí hàng đầu, con người và động vật chỉ có ngủ mới có thể phát triển, giấc ngủ giúp tỳ vị tiêu hóa thức ăn, vì vậy, giấc ngủ là nguồn bổ dưỡng lớn nhất đầu tiên trong đạo dưỡng sinh, con người không ngủ buổi tối, bằng tổn hại  sức khỏe 100 ngày khó hồi phục được”.

Giấc ngủ là một phần quan trọng của sức khỏe, nuôi dưỡng chính là dùng lượng lớn các tế bào khỏe mạnh thay thế các tế bào yếu kém, nếu như cả đêm không ngủ thì tế bào mới không  thay thế được cho các tế bào cũ. Nếu như ban ngày tiêu hao 1 triệu tế bào, buổi tối chỉ bù lại được 500 nghìn tế bào, lúc này cơ thể bạn sẽ xuất hiện tình trạng thiếu hụt, lâu dần, sức khỏe con người sẽ bị thiếu hụt bị rỗng giống như củ cải bị sốp. Tại sao trên thế giới có những người sống đến cả 100 tuổi? Đó là bởi vì họ đều đi ngủ đúng giờ vào đúng 21h tối.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có không ít người bị chứng mất ngủ, khó ngủ, hoặc có thể ngủ không ngon. Ngủ không ngon giấc và không sâu giấc là một vấn đề mang tính tổng hợp, nguyên nhân chủ yếu bị mất ngủ là do gan hỏa quá thịnh, có cảm giác thận trọng cảnh giác khi chìm vào giấc ngủ; hỏa trong dạ dày dư thừa; ngủ không yên giấc, gan âm không đủ, thiếu ngủ mệt mỏi.

Thức đêm là một bệnh lớn xủa xã hội hiện đại.

2. Giấc ngủ và bệnh tật

Thói quen và phương thức sinh hoạt hiện đại đã mang lại cho cơ thể chúng ta rất nhiều ảnh hưởng xẩu, hình thành nên “ 4 loại bệnh lớn” : Bệnh hoa quả, bệnh tủ lạnh, bệnh ti vi máy tính, bệnh thức đêm. Tạng gan của chúng ta có một đặc điểm lớn “ Khi nằm máu chuyền về tim, khi ngồi và đứng cung cấp máu đi nuôi cơ thể”

Giờ tý ( từ 23:00 -1:00), thực ra 23 giờ là giờ bắt đầu một ngày mới, chứ không phải 0 giờ , đây là sai lầm trong thực tế của con người chúng ta hiện nay. Gan và mật cũng giống như một chiếc đồng hồ, hỗ trợ lẫn nhau như một, 23 giờ là giờ kinh lạc của túi mật được mở ra, nếu như không ngủ, sẽ làm tổn hại lớn tới khí huyết ở túi mật, bởi mười một cơ quan tạng phủ đều phụ thuộc vào túi mật, khí huyết túi mật bị hư, dẫn tới chức năng hoạt động của toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể đều giảm xuống, khả năng chuyển hóa và khả năng miễn dịch giảm xuống nhiều, các chức năng của cơ thể giảm xút, khí huyết của mật có tác dụng hỗ trợ trung khu thần kinh, khí ở túi mật bị tổn thương dễ gây ra các loại bệnh về thần kinh, ví dụ như trầm cảm, tâm thần phân liệt, chứng ám ảnh, bồn chồn…

Giờ sửu là thời gian kinh lạc gan vượng nhất, giờ sửu ( bắt đầu từ 1:00 -3:00), nếu không ngủ, gan không thể loại bỏ được các loại độc tố, sản xuất ra lượng máu mới, là nguy cơ tiềm ẩn không tốt cho máu, lâu dần dễ bị mắc các bệnh về gan. Người bị viêm gan siêu vi B, nguyên nhân là thường thức đêm, làm cho thể chất cơ thể yếu đi, làm cho bệnh độc ngấm hẳn vào trong tế bào.

Ngủ không đúng giờ giấc mang lại nguy hại lớn như thế nào cho gan?

Gan là cơ quan kiểm soát cảm xúc của cơ thể, nếu quá giờ tý nửa đêm không đi ngủ, có thể gây ra bất lợi cho sự điều hòa cảm xúc ở gan, khí gan trì trệ, có thể dẫn tới các triệu chứng như dễ tức giận, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau mắt, ù tai, điếc tai, đau sườn ngực, nữ giới kinh nguyệt không đều, táo bón, cũng dẫn tới thiếu hụt khí ở gan, mệt mỏi, đau đầu mỏi gối, chóng mặt, mất ngủ, tim hồi hộp, lơ đãng, nghiêm trọng còn bị bất tỉnh nhân sự, ngất khi đang trên đường.

Gan thông với mắt, nếu quá giờ tý không ngủ, sẽ dẫn tới gan bị tổn thương, thường xuất hiện các triệu chứng như mờ mắt, hoa mắt, quáng gà, sợ ánh sáng, chảy nước mắt khi ra gió, còn mắc các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, xơ cứng động mạch võng mạc, bệnh võng mạc các bệnh về mắt khác.

Có giấc ngủ đúng là điều tốt nhất để bảo vệ gan

Gan còn kiểm soát cả gân cốt cơ thể, nếu quá giờ tý vẫn chưa đi ngủ, còn dẫn tới thiếu máu ở gan, và sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau cơ, tê bì chân tay, khó co duỗi gân cơ, co giật, dễ dẫn tới nấm móng tay, thiếu canxi, xương bánh chè mềm đi, động kinh, loãng xương, tắc mạch.

Quá giờ tý không đi ngủ, làm tổn hại không chỉ gan mà còn cả tim, có thể dẫn tới thiếu máu ở gan, bởi tim là cơ quan kiểm soát cung cấp máu đi nuôi toàn cơ thể, gan có chức năng lưu trữ và điều tiết máu, nên sẽ dẫn tới tình trạng tim không cung cấp đủ máu, gây ra các triệu chứng như suy tim, tim hồi hộp.., trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn tới mắc bệnh tim, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch khác.

3. Phương pháp ngủ giúp ngủ đi vào giấc ngủ nhanh nhất

Làm sao để đi vào giấc ngủ nhanh nhất? Cách giúp ngủ nhanh nhất là hằng ngày khoảng tầm 22h bạn đi ngủ, lên giường im lặng không nói chuyện, đến 23h, bạn sẽ chìm vào giấc nhanh nhất  và có một giấc ngủ sâu. Lúc này gan và túi mật bắt đầu quá trình cung cấp máu về, lọc độc tố trong máu, sản xuất ra máu mới, sống đến cả trăm tuổi bạn cũng không bị sỏi mật, cũng không bị các loại bệnh như viêm gan, xơ gan. Nhưng nếu ngày nào bạn cũng thức thâu đêm tới hơn 1h sáng, gan không thể lọc độc tố trong máu ra ngoài, máu mới cũng không được sản xuất ra, mật cũng không thể tiết dịch mật mới, sẽ dẫn tới dễ bị các loại triệu chứng như sỏi mật, u nang, viêm gan.

Tiếp theo gan và mật là dạ dày, nếu dạ dày có vấn đề, bạn sẽ bị tình trạng ngủ không yên giấc, tỳ vị hư tổn bị nhiễm khí lạnh, nếu bản thân dương khí trong dạ dày đã không đủ, uống quá nhiều trà xanh, sẽ làm tổn thương dạ dày, tới khi đó bạn sẽ bị mất ngủ, hoặc nếu ăn quá nhiều đồ ngấy béo, đều có nguy cơ gây nhiễm lạnh cho dạ dày, chắc chắn sẽ ngủ không ngon; một tình trạng khác nữa là dạ dày bị nhiễm khí nóng, chính là khí nóng bốc lên trên, khí thở ra từ miệng đều là khí nóng, giống tình trạng trên nếu bị nhiễm khí nóng ở dạ dày cũng dẫn tới mất ngủ; và một trường hợp nữa là tỳ vị khô, mồm miệng lưỡi đều khô, dạ dày có cảm giác thiếu nước;

Còn có một tình trạng đầy bụng hay là dạ dày bị đầy hơi, nhiều khí, tình trạng này là do chúng ta ăn nhiều các thực phẩm nhiều đạm ngấy, ví dụ có những người ăn hải sản, ăn cá, ăn gà hầm, vì mùi vị rất ngon nên ăn nhiều, dù có ngon đến mấy cũng không thể ăn quá nhiều, nếu không tìm cách tiêu hóa chúng, sẽ cũng làm cho ta đầy bụng khó ngủ.

Khi đi ngủ, chân tay cần được giữ ấm áp, mọi người đều biết tứ chi bản chất là dương, nếu tứ chi không được giữ ấm, chắc chắn khí thận dương sẽ không đủ, trước khi đi ngủ nên bảo đảm giữ ấm tay chân, bụng và lưng đều cần được giữ ấm.

Tùy vào tình trạng mỗi người khác nhau có phương pháp ngủ khác nhau, sau đây xin giới thiệu đến các bạn 3 phương pháp ngủ:

  1. Trước khi đi ngủ làm động tác ngồi xếp bằng hai chân tự nhiên trên giường, hai tay chồng lên nhau đặt lên đùi, hít thở tự nhiên, cảm giác như tất cả các lỗ chân lông đều theo sự hít thở mở ra, đạt đến mức độ đổ mồ hôi ngáp ngủ là hiệu quả tốt nhất, tới khi buồn ngủ nằm xuống và ngủ.
  2. Nằm ngửa, hít thở tự nhiên, cảm thấy như hít thở được một làn gió xuân, làm tan chảy ngón chân, cẳng chân, và dần dần toàn bộ bàn chân, dần dần đi vào giấc ngủ. Nếu như vẫn đang tỉnh, lại bắt đầu lại từ đầu.
  3. Người dễ ngủ có thể nằm nghiêng về bên phải, tay phải sờ vào tai phải. Lòng bàn tay phải là hỏa, tai là thủy, thủy hỏa dung hòa với nhau, hình thành sự liên kết giữa tim và thận. Lâu dài có thể dưỡng tâm dưỡng thận.

Y học hiện đại đã chứng minh, những người ngủ sớm dậy sớm, áp lực tinh thần tương đối ít, không dễ bị mắc các bệnh liên quan tới thần kinh. Buổi sáng không nên dậy quá sớm để luyện tập, bởi vào sáng sớm khi mặt trời chưa mọc, các loại chương khí, khí bẩn đang bốc từ dưới đất lên ( nhất là ở thành phố), loại khí này có ảnh hưởng nghiêm trọng không tốt tới sức khỏe của chúng ta.

Không thể bỏ qua các cảnh báo về rối loạn giấc ngủ

Nên chú ý:

Tâm cần tĩnh lại, tâm ngủ trước thì người mới ngủ được
  1. Nên đi ngủ sớm, không nên quá 10 giờ, người già nên cố gắng lên giường từ 8h, không nên quá 9h. Qúa 11 giờ, là thời gian khí dương được sinh ra, dương thuộc về thận, nếu lúc này không ngủ được, nước ở thận sẽ thiếu, tim và thận liền nhau, khi thủy thiếu thì hỏa sẽ vượng, dễ làm tổn thương tới thận. Lúc này không nên uống các loại thuốc an thần và thuốc ngủ.
  2. Khi đã nằm trên giường không nên nghĩ ngợi tính toán chuyện tương lai, không nên suy nghĩ bất cứ điều gì, hít sâu thở đều, yên tĩnh nghe nhịp thở của bản thân mình. Xem như thân thể mình như hư không, dần dần chìm vào giấc ngủ.
  3. Nếu như trong đầu có tâm sự ,không nên yên lặng trầm ngâm trở mình qua lại trên giường, điều này là tổn hại nhất tới thần kinh, hãy ngồi dậy một lát rồi mới ngủ.
  4. Thời gian buổi trưa từ 11h trưa đến 1h chiều, là thời gian sinh âm, thời gian này nếu như không thể ngủ, cũng nên ngồi tĩnh tọa 1 giờ đồng hồ, mắt nhắm nghiền để tinh thần thoải mái, tăng cường khí huyết cho tim. Những người bị bện tim nên chú ý hai khung thời gian này trong ngày, thì nguyên khí sẽ ngày càng được tăng cường, không bị mắc các bệnh như loạn nhịp tim, tiểu rắt.
  5. Mùa hè nên dậy sớm, mùa đông có thể dậy muộn hơn chút. Những người sống ở vùng có khí hậu lạnh giá, nên dậy sớm để phòng chướng khí ( khí độc ở vùng núi). Ăn xong không nên đi ngủ ngay, cấm kỵ không nên tức giận vào thời gian giờ dần lúc sáng sớm từ 3h đến 5h, bởi sẽ làm tổn thương tim phổi và tổn thương cả gan, hy vọng tất cả mọi người đều nên chú ý.

Theo Secretchina

Kiên Định biên dịch 

Xem thêm: 10 động tác trên giường đảm bảo bạn có thể ngủ một mạch đến sáng, hiệu nghiệm hơn uống thuốc

Chuyên mục Sức khỏe của ĐKN nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version