Có nhiều trường hợp tử vong do hội chứng sốc độc liên quan tới việc sử dụng băng vệ sinh sai cách.
Một trong những ví dụ là nữ sinh viên người Canada, Sara Manitoski vừa qua đời vì hội chứng sốc độc trong khi đang đi học. Các chuyên gai y tế đã xác định được cái chết của cô gái trẻ 16 tuổi này là kết quả của một chủng vi khuẩn có tên là tụ cầu vàng sinh độc tố.
Vào tháng 3 năm 2017 khi Sara đang tham gia một chuyến đi giáo dục ngoài trời trên Đảo Hornby, Canada. Một người bạn của Sara nói rằng, một ngày trước khi qua đời, Sara đã liên tục phàn nàn về cơn đau bụng kinh, bữa tối cô chỉ ăn rất ít và đi ngủ sớm. Sáng hôm sau, mọi người thức dậy và phát hiện ra Sara đã tắt thở.
Hiện tại, hơn một năm sau khi Sara qua đời, thanh tra mới xác nhận triệu chứng của Saraa khớp với các biểu hiện của hội chứng sốc độc do chủng tụ cầu vàng trên băng vệ sinh tampon. Nguyên nhân chính là do, Sara đã để băng vệ sinh quá thời gian mà không thay, khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển.
Được biết Sara không phải trường hợp duy nhất nhiễm khuẩn tụ cầu vàng. Trước đó, Kristina Makris, 32 tuổi cũng mắc phải căn bệnh này nhưng may mắn hơn là cô được cứu chữa kịp thời.
Mặc dù Kristina đã đọc được biết đến Hội chứng sốc độc từ việc sử dụng băng vệ sinh tampon nhưng cô đã chủ quan cho rằng điều đó sẽ không xảy ra.
Sau một kỳ kinh Kristina bắt đầu cảm thấy không khỏe, bên háng trái mọc một hạch bạch huyết to kèm theo cảm lạnh và sức khỏe ngày một tệ hơn. Các triệu chứng này xảy ra trong 2 tuần sau thì Kristina bị sốt, ớn lạnh, nôn và phát ban ở đùi.
Khi đó mẹ Kristina đã ngay lập tức đưa cô ấy đến bệnh viện. Các bác sĩ nói rằng nếu muộn hơn có lẽ Kristina đã phải cắt bỏ chân, tay hoặc tệ hơn.
Hội chứng sốc độc mà Sara và Kristina đã mắc phải là gì?
Hội chứng sốc độc (Toxic Shock Syndrome – viết tắt là TSS) là một bệnh hệ thống, có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Hai loại vi khuẩn chính gây ra hội chứng này là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và vi khuẩn liên cầu (Streptococcus pyogenes). Đây là những vi khuẩn thường có trên cơ thể người và có thể sản sinh độc tố.
Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể sinh sôi và gây nhiễm trùng. Ở một số người, cơ thể không thể chống lại độc tố khiến hệ thống miễn dịch có phản ứng gây ra các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hội chứng sốc nhiễm độc,
- Sử dụng miếng xốp, màng ngăn tránh thai hoặc băng vệ sinh siêu thấm
- cắt phải da hoặc bỏng da
- Vừa phẫu thuật gần đây
- Nhiễm siêu vi, chẳng hạn như cúm hoặc thủy đậu..
Hơn 50% trường hợp sốc độc ghi nhận được là do phụ nữ sử dụng băng vệ sinh siêu thấm. Điều này là do băng vệ sinh thấm hút quá nhanh, khiến môi trường âm đạo bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn Staphylococcus aureus phát triển. Khi có vết xước hoặc tổn thương vùng da có vi kuanar sẽ khiến độc tố do vi khuẩn này sản sinh ra sẽ được hấp thu vào máu, gây nhiễm độc. Việc sử dụng tampo không đúng dễ làm tổn thương âm đạo, tạo điều kiện cho chất độc xâm nhập vào máu gây nhiễm độc.
Các loại băng vệ sinh thông thường cúng có thể gây nên tình trạng này nhưng tỷ lệ nhỏ hơn. Tuy nhiên các chị em phụ nữ cần hết sức chú ý khi sử dung băng vệ sinh để tránh viêm nhiễm.
Để hạn chế bệnh này bạn nên thay băng vệ sinh sau khi sử dụng 3 – 4 giờ. Hạn chế tối đa việc dùng băng vệ sinh trên 8 tiếng để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Các triệu chứng của sốc độc
Lạnh run hoặc sốt đột ngột (nhiệt độ thường cao trên 39°C), đau cơ nhiều, nôn, tiêu chảy, khát nước, tim đập nhanh, phát ban đỏ như bị cháy nắng, yếu cơ nghiêm trọng, đau đầu, lú lẫn, và tụt huyết áp.
Minh Nguyên th
Theo Kidspot