Sốc nhiệt nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể khiến não, tim, phổi, thận làm việc quá sức, đe dọa đến tính mạng. Một số dấu hiệu cơ thể bị sốc nhiệt khi hoạt động dưới trời nắng như buồn nôn, da ửng đỏ, thân nhiệt tăng cao…
Sốc nhiệt là trạng thái thay đổi nhiệt độ của cơ thể một cách đột ngột, từ lạnh sang nóng hay từ nóng sang lạnh… Đây là trạng thái cực nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong đột ngột.
1. Thân nhiệt đột ngột tăng cao
Theo các chuyên gia y khoa tại Viện nghiên cứu Redlex (Anh), khi nhiệt độ tăng cao, da bạn sẽ chuyển dần sang đỏ, đồng thời nhịp tim tăng mạnh. Hiện tượng này, báo hiệu cơ thể đang cố hết sức để điều hòa lại thân nhiệt.
2. Tim đập nhanh bất thường
4. Không đổ mồ hôi
5. Da ửng đỏ, nóng rát
5. Cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo
Nếu di chuyển dưới trời nắng và không bảo vệ đúng cách, bạn dễ gặp các triệu chứng như hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi…
6. Buồn nôn
Cách phòng sốc nhiệt
Điều quan trọng trong phòng ngừa sốc nhiệt là tránh để cơ thể mất nước và hoạt động quá sức.
– Hạn chế tình trạng chênh lệch nhiệt giữa môi trường và cơ thể: Không nên tắm nước lạnh khi vừa đi ngoài nắng về.
– Tránh ngồi phòng điều hòa có nhiệt độ quá thấp…
– Lựa chọn trang phục bằng chất liệu thấm hút mồ hôi, nhẹ, thoáng như vải lanh, cotton… sáng màu tránh hấp thu nhiệt.
– Đội mũ rộng vành kết hợp với sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30.
– Hạn chế đi ngoài đường, làm việc dưới nắng quá lâu.
– Uống nhiều nước, kết hợp ăn trái cây để ngăn chặn tình trạng mất nước.
Sơ cứu khi bị sốc nhiệt – Di chuyển người bệnh vào bóng râm, thoáng khí, cởi bỏ quần áo, dùng khăn mát lau mặt và tay để hạ nhiệt cơ thể. – Sử dụng quạt nhẹ để kích thích mồ hôi tiết ra, liên tục làm mát người cho đến khi nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 38-38,5 độ C. – Cho người bệnh uống nước mát có chứa điện giải, nước dừa… – Nếu nạn nhân mất ý thức, không tự thở, ho, cử động… nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. |
H.H