Loài vật này bé nhỏ và thích lẩn khuất trong bóng nhưng thực ra là vô cùng nguy hiểm, có thể truyền ký sinh trùng gây bệnh sốt rét và gây ra cái chết cho khoảng hai triệu trên thế giới mỗi năm.
Muỗi chính là tác nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho nhân loại:
1. Sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên được truyền qua sing vật trung gian truyền bệnh là muỗi.
Tính riêng từ tháng 8/2017 tới nay đã có tới gần 200 nghìn trường hợp nhiễm bệnh và đã có hàng chục bệnh nhân tử vong.
Virus Dengue là loại virus thường lây truyền ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Sau khi bị muỗi đốt, bệnh nhân có triệu chứng: sốt (nóng) cao 39-40 độ , đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, xuất hiện chảy máu ở nhiều dạng như xuất huyết dưới da (trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm rải rác ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn), chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng, ói hoặc đi cầu ra máu và đau bụng.
2. Sốt rét
Ngoài là sinh vật trung gian truyền bệnh của bệnh sốt xuất huyết, muỗi cũng chính là nguyên nhân mang mầm bệnh sốt rét, căn bệnh có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.
Bệnh có các triệu chứng thường khó phân biệt với sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu, thường là sốt nóng đi kèm với rét run, nhức đầu, ra nhiều mồ hôi, người mệt mỏi… Tuy nhiên cần phân biệt, khi bị sốt rét bệnh nhân sốt cách nhật 24-48 tiếng, thời gian sốt ngắn.
Bệnh sốt rét gây thiếu máu, mệt mỏi, gầy yếu ở người bệnh, gây chậm lớn, kém thông minh… ở trẻ nhỏ và gây sảy thai, đẻ non, biến chứng sinh nở ở phụ nữ mang thai. Nếu để thành sốt rét ác tính, bệnh có nguy cơ tử vong cao.
3. Bệnh đầu nhỏ (teo não) ở trẻ sơ sinh do virus Zika
Virus Zika là một loại virus nguy hiểm gây teo não ở trẻ em được phát hiện lần đầu vào tháng 5/2015 tại Brazil.
Vi-rút Zika lây truyền chủ yếu qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes (cũng là loại muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết)- loại muỗi phân bố nhiều ở khu vực nhiệt đới trong đó vó Việt Nam
Tính đến cuối năm 2017, tại Việt nam ghi nhậ 212 trường hợp trẻ nhiễm bệnh.
Trên thực tế, virus này không gây nguy hiểm với người trưởng thành, tuy nhiên phụ nữ đang mang thai khi bị nhiễm thì vi-rút truyền từ mẹ sang con gây ra dị tật teo nhỏ não cho thai nhi.
Virus Zika gây ra bệnh đầu nhỏ ở trẻ khiến cho trẻ sinh ra có phần đầu dị thường, não không phát triển hoặc phát triển lệch lạc, gây thiểu năng trí tuệ, ngôn ngữ, vận động, cũng như khiến cho khuôn mặt trẻ bị biến dạng, cơ thể còi cọc.
bệnh chưa có thuốc điều trị nên phụ nữ mang thai hoặc trẻ em cần có các biện pháp phòng tránh an toàn, tự bảo vệ bản thân tránh bị muỗi đốt.
4. Viêm não Nhật Bản
Bệnh viêm não Nhật Bản cũng nằm trong top bệnh nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người do muỗi gây ra. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Bệnh có thể diễn ra quanh năm nhưng cao điểm nhất từ tháng 5 – 7 do muỗi mang virus gây bệnh viêm màng não truyền bệnh cho người sau khi đốt động vật chứa mầm bệnh.
Bệnh thường mắc ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là ở các trẻ tuổi từ 2 – 6 tuổi. Bệnh gây tử vong cao cũng như có thể để lại các di chứng nặng nề như động kinh, thiểu năng trí tuệ, mất ngôn ngữ… nếu không được chữa trị kịp thời.
Bệnh thường có các triệu chứng sớm như: Viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm phế quản – phổi do bội nhiễm hoặc viêm bể thận, loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng.
Nếu không được điều trị kịp thời những di chứng sớm có thể gặp là bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật, múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần, vận động
5. Giun chỉ bạch huyết
Đã có rất nhiều trường hợp ghi nhận rằng chỉ sau một nốt muỗi đốt, chân hoặc tay trở nên sưng phù biến dạng. Đây là hậu quả của giun chỉ bạch huyết gây nên do muỗi truyền vào cơ thể người khi bị đốt.
Giun chỉ bạch huyết là loại giun trong đất ký sinh trong rất nhiều loại muỗi và xuất hiện ở nhiều quốc gia. Khi muỗi mang ấu trùng giun đôt người, ấu trùng giun sẽ thâm nhập vào cơ thể, trú ngụ ở hệ bạch huyết. Tại đây, ấu trùng nở thành giun, có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch bạch huyết khiến dịch bị ứ đọng làm một số bộ phận cơ thể (nhất là tay, chân hay bộ phận sinh dục) bị sưng to gấp nhiều lần so với kích thước bình thường.
Thuốc điều trị bệnh này cần được sử dụng liên tục trong vòng 12 ngày. Hoặc có trường hợp cần phẫu thật để có thể hút dịch ứ ra khỏi cơ thể.
Vì loại muỗi lây truyền bệnh giun chỉ bạch huyết rất phổ biến, nên việc bảo vệ bản thân trước khi đi tới những vùng mà loại muỗi này lưu hành là vô cùng cần thiết. Nếu bạn phải đến những vùng này, hãy dùng màn đã xử lý qua hóa chất để bảo vệ bản thân, đặc biệt là vào buổi chiều tối.
Minh Nguyên