Đại Kỷ Nguyên

Dưỡng thai bằng âm nhạc: nghe đúng sẽ tốt, nghe sai hại tai, hại não con

Tác động tích cực của âm nhạc đối với thai nhi là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, dùng âm nhạc dưỡng thai có thể xem là một liệu pháp mà nếu bà mẹ không tìm hiểu kỹ có thể gây ảnh hưởng không tốt cho con của mình.

Âm thanh từ bên ngoài có truyền được đến tử cung hay không? Một cuộc tranh luận gay gắt đã diễn ra.Vì để minh chứng minh vấn đề này, các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm và phân tích. Cuối cùng họ đi đến kết luận, âm thanh từ bên ngoài quả thực có thể truyền vào bên trong tử cung.

Trong các nghiên cứu này có nghiên cứu của Trung tâm Y học Chicago (Mỹ) vào năm 1981, “Thí nghiệm phản ứng nháy mắt của thai nhi với tác động từ bên ngoài”, được thực hiện trên 236 người phụ nữ mang thai khỏe mạnh, độ tuổi từ 20 -32. Họ tiến hành quan sát thai nhi ở khoảng 26 tuần tuổi, khi được kích thích âm thanh, một số thai nhi cho thấy hoạt động nháy mắt tự phát, thai nhi nhỏ hơn 24 tuần tuổi thì không có phản ứng nháy mắt khi bị âm thanh tác động, nhưng lại xuất hiện hoạt động tay chân; tất cả thai nhi trên 29 tuần tuổi đều nháy mắt.

Tại Đại học Rochester (Mỹ) có 4 vị tiến sĩ làm nghiên cứu phát hiện thai nhi có thể nghe được âm thanh. Các ghi chép của họ đều kết luận: Thai nhi trước và sau khi sinh đối với cùng một loại âm thanh kích thích đều có thể sinh ra cùng một phản ứng liên quan đến thính giác. Các thí nghiệm này xác nhận thai nhi trong tử cung có thể nghe được âm thanh, hơn nữa đại não còn sản sinh phản phản ứng thính giác.

Thai nhi hết sức mẫn cảm với âm thanh

Điều này nhắc nhở rằng âm thanh hỗn tạp lộn xộn cũng có thể tạo ra tác động lên cả tế bào thần kinh đại não lẫn chức năng hoạt động não bộ của thai nhi.

Ngoài ra cũng cần phải chú ý, không phải bất cứ loại âm nhạc nào cũng có tác dụng tốt cho sự phát triển thân tâm của thai nhi. Quá ồn ào sẽ ảnh hưởng đến thính giác của các bé, cũng có hại cho các tế bào thần kinh.

Tại Trung Quốc trước kia có trường hợp được đưa tin, một bà mẹ đưa con 2 tuổi đến bệnh viện kiểm tra thính lực, thì phát hiện con bị mất thính lực nặng. Các bác sĩ tiến hành kiểm tra cẩn thận, phát hiện ốc nhĩ và thần kinh thính giác của đứa bé bị tổn hại nghiêm trọng. Hỏi thông tin từ người mẹ thì biết được rằng khi thai nhi vào 3 tháng trước khi sinh, mỗi ngày đều được người mẹ áp sát tai nghe vào bụng cho nghe nhạc mấy tiếng đồng hồ, khiến thính lực thai nhi tổn hại nặng nề.

Khi thần kinh thính giác của thai nhi đang vào giai đoạn phát triển, thì rất dễ bị tổn hại bởi âm thanh tần số cao. Nếu muốn dùng tai nghe đặt lên bụng cho trẻ nghe trực tiếp, thì nhất định không sử dụng âm nhạc có sóng âm trên 2.000 Hz

Âm nhạc dưỡng thai có thể giúp não khai mở

Phải dùng âm nhạc phù hợp để tác động đến thai nhi, có thể thúc đẩy thần kinh não bộ trẻ phát triển, thậm chí với sự lặp lại âm thanh kích thích, đại não của trẻ có thể hình thành một chút kí ức. Bán cầu đại não thường có sự phân công rõ ràng, bán cầu trái phụ trách ngôn ngữ, tính toán, lý giải, tư duy logic… Bán cầu phải là bán cầu “tình cảm”, đảm nhiệm phát triển xử lý các mối quan hệ, hoạt động nghệ thuật, tư duy hình ảnh…

Đại não trẻ sau khi ra đời thì bán cầu não trái có thể phát triển hơn phần còn lại, cho nên thai nhi trước khi được sinh ra có thể tăng cường nuôi dưỡng phát triển não phải, điều này đặc biệt quan trọng.

Cảm thụ âm nhạc do bán cầu não phải chủ quản, nếu có thể sớm dùng âm nhạc để dưỡng thai thì bán cầu não phải sẽ phát triển, từ đó tăng cường năng lực tư duy hình ảnh, nghệ thuật. Theo đó, hai bên bán cầu não được được phát triển cân đối, đứa trẻ lớn lên có thể vừa thông minh, vừa tài trí.

Ca hát dưỡng thai

Dưỡng thai bằng âm nhạc truyền thống yêu cầu người mẹ tận dụng thời gian buông bớt các hoạt động trong ngày để thư giãn, nghe những thể loại nhạc bình hòa, ưu mỹ, cảm thụ những giai điệu mang đến cảm xúc bình yên, giúp thai nhi phát triển.

Hiện nay, cũng có chuyên gia đề xuất ngoài việc nghe nhạc, người mẹ cũng có thể hát cho con nghe.

Vì sao người mẹ nên hát cho con nghe? Là bởi vì tiếng ca của mẹ có thể khiến cho thai nhi cảm nhận được tình thân, điều này là đôi bên đều có lợi. Khi người mẹ cất tiếng hát, thai nhi sẽ cảm thụ được những rung động từ mẹ, dưỡng khí cũng được tăng cường. Tình mẫu tử trực tiếp là điều mà nghe nhạc nghe từ bên ngoài không thể nào đem lại được.

Trước kia, trung tâm y tế của Liên bang Xô Viết cũ từng khuyến khích người mẹ trước khi sinh có thể thoải mái ca hát, nói chuyện với con (nói chuyện dưỡng thai). Đứa trẻ đã được mẹ áp dụng phương thức nói chuyện dưỡng thai sẽ có thể lật, ngồi, đi và nói chuyện sớm hơn những thai nhi không được mẹ trò chuyện thường xuyên, hơn nữa trẻ dưới 1 năm tuổi cũng ít bệnh tật hơn.

Các ca khúc dưỡng thai có thể là những khúc đồng dao, dân ca, nhạc cổ điển giai điệu chậm rãi, ưu mỹ. Tránh cho trẻ nghe các ca khúc ngôn từ cổ động, kịch liệt bi tráng, chán nản, thương tâm. Nói chung, mẹ có thể chọn cho con nghe những ca khúc nhẹ nhõm, tươi vui.

Xem clip thai nhi trong bụng mẹ vỗ tay khi mẹ hát.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Hàn Mai

Xem thêm:

Exit mobile version