Đại Kỷ Nguyên

Giảm thiểu mức độ thương tổn và hình thành sẹo nhờ sơ cứu đúng cách khi bị bỏng

Bỏng là một tai nạn thường xảy ra trong gia đình do tiếp xúc phải những chất có nhiệt độ cao như nước sôi, lửa, dầu đun nóng. Do đó, có kiến thức sơ cứu ban đầu rất hữu ích trong việc làm giảm thương tổn cho mình và người thân.

Dưới đây là những bước sơ cứu ban đầu khi bị bỏng.

Làm gì khi bị bỏng?
Trả lời: Xối vết bỏng bằng nước mát hoặc nước lạnh không phải bằng nước đóng băng (nước đá), ít nhất 10 phút.

Ảnh: Phunusuckhoe.vn

Có nên dùng đá chườm vào chỗ bỏng không?
Trả lời: Không nên, vì nước đá có thể làm thiếu máu nuôi dưỡng mô, gây co mạch.

Vì sao phải dùng nước mát hoặc nước lạnh?
Trả lời: Vì để làm giảm bớt nhiệt độ ở vùng tổn thương.

Sau khi xối nước xong cần làm gì tiếp?
Trả lời: Đắp gạc vô khuẩn hoặc miếng nilon vô trùng.

Ảnh: lilyapp.me

Có nên phá bỏ nốt phồng rộp không?
Trả lời: Không nên, vì nốt phồng rộp giúp vết thương mau lành và giảm đau.

Dùng thuốc gì bôi sau sơ cứu?
Trả lời: Chưa có bằng chứng rõ ràng, có thể dùng gạc tẩm kháng sinh hoặc gạc khô vô trùng. Ở những vùng xa xôi hẻo lánh có thể dùng mật ong.

Bỏng như thế nào cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt?

Khi bị bỏng có kèm các dấu hiệu sau cần đến bệnh viện ngay lập tức:

  1. Trầy da
  2. Khó thở
  3. Bỏng ở mặt, cổ, bàn tay, bộ phận sinh dục
  4. Bỏng trên diện rộng ở tay, chân, thân
  5. Những lo lắng khác

Chú ý: Cần sơ cứu trước khi chuyển đi.

BS. Lê Lan

Tài liệu tham khảo:

1. Hiệp hội hồi sức Hoàng gia Anh
https://www.resus.org.uk/resuscitation-guidelines/ 

2. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ
https://eccguidelines.heart.org/index.php/circulation/aha-red-cross-first-aid-guidelines/part-15-first-aid/

3. Hiệp hội hồi sức Châu Âu
https://cprguidelines.eu/

Exit mobile version