Tác dụng của gừng có thể gọi là nhiều không kể hết, nó có thể trị cảm mạo phong hàn, đau đầu, ho, hắt hơi, sổ mũi, buồn nôn và phù thũng, lại còn có thể giải độc thủy hải sản. Bề ngoài nhìn giống như là trăm điều lợi mà không có một điều hại, nhưng nước có thể trở thuyền, cũng có thể lật thuyền, ăn nhiều gừng cũng là có hại.
Đông y giảng: “cầu y – thực đồng nguồn”, chỉ cần vận dụng lý luận Đông y để chỉ đạo ẩm thực, thì có thể làm cho mỗi loại thực phẩm đều trở thành dược phẩm để phòng và điều trị bệnh. Khi có người nói từ trước đến giờ anh ấy chưa từng uống thuốc Đông y, thì thực ra đó là chưa hiểu về thuốc Đông y, không nghĩ rằng loại thực phẩm trong nhà này lại có thể trở thành vị thuốc có thể cứu được người.
Gừng thực ra là một loài thực vật phổ biến, trong sinh hoạt cho gừng vào thức ăn, vào thuốc là một ví dụ. Từ xưa đến nay gừng được các nhà y học rất coi trọng và tin dùng. Nhưng dùng gừng cũng cần phải tinh tế.
Danh y Lý Thời Trân biên soạn cuốn “Bản thảo cương mục“, đối với gừng có phân tích như sau: “Ăn nhiều thời gian dài, tích nhiệt thành bệnh ở mắt; bệnh trĩ, ung nhọt đều không nên ăn nhiều“, trong đó có chỉ ra rằng nếu như người ta ăn nhiều gừng trong một thời gian dài, thì rất dễ làm cho thể chất trở nên nóng, nếu là người mắc trĩ hoặc mụn nhọt thì càng không nên ăn nhiều.
Gừng vị cay, tính ấm, đặc biệt thích hợp cho người có thể chất hư hàn. Có một người bệnh bị thận hư suy kiệt đến khám bác sỹ, hai chân phù rất nặng, đi lại khó khăn, yếu ớt mệt mỏi nhưng lại yêu cầu không uống thuốc Đông y, lý do là cho dù là bác sỹ Tây y hay bác sỹ dinh dưỡng đều nhất trí với cách nhìn nhận là anh ta không thể uống thuốc Đông y.
Trên tay bệnh nhân này có một danh sách khẩu phần ăn mà bác sỹ dinh dưỡng đưa cho, trên đó có viết những loại thức ăn nào là có thể ăn, tuy nhiên từ từ xem kĩ một lượt, phát hiện một loại trong đó là gừng.
Gừng chẳng phải là thuốc Đông y thường dùng sao?
Bởi vì bệnh nhân này có thể chất hư hàn, thận dương bất túc nghiêm trọng, thêm vào là thủy thấp đình trệ lan tràn. Do đó bác sỹ thực ra chỉ cần điều chỉnh một chút cách dùng, dặn bệnh nhân mỗi ngày cần thái 10 lát gừng tươi (không cần bỏ vỏ, bởi vỏ gừng có tác dụng lợi thủy tiêu thũng) nấu làm nước uống, kiên trì hàng ngày như thế, ngoài ra còn làm châm cứu, xoa bóp; lấy huyệt Âm lăng tuyền, Phong long thông điều thủy đạo, ngoài ra còn phối hợp Túc tam lý, Tam âm giao sơ thông khí của 3 kinh Can, Tỳ, Thận.
Quả thật, sau một tuần như vậy, hai chân phù thũng của bệnh nhân đã bớt phù rõ rệt, đồng thời tinh thần anh ta cũng phấn chấn hẳn lên.
Tây y hoặc bác sĩ dinh dưỡng thường yêu cầu người bệnh thận hư không uống thuốc Đông y, nguyên nhân chính là do trong thuốc Đông y có chứa một lượng lớn Kali, nếu như khả năng bài tiết Kali yếu đi thì rất dễ dẫn đến tình trạng tăng Kali máu.
Bởi tăng Kali máu sẽ có thể dẫn đến ngừng tim, cho nên vì cân nhắc đến an toàn nên đa phần các bác sỹ đều sẽ yêu cầu người bệnh không uống thuốc Đông y.
Vậy thực tế chẳng lẽ vị thuốc Đông y nào cũng đều có chứa Kali?
Gừng chính là vị thuốc Đông y mà trong đó có chứa hàm lượng Kali vô cùng thấp, gần như không có, chỉ cần kê đơn thuốc suy nghĩ sáng tạo, cân nhắc đến dùng vị thuốc không có Kali hoặc có hàm lượng Kali cực thấp, thì có thể một mục tiêu trúng hai đích, vừa có thể khiến bệnh nhân uống thuốc Đông y để điều trị bệnh tật, lại không cần lo đến vấn đề tăng Kali máu.
Theo Epoch Times
Hùng Hoàng