Trong ẩm thực hàng ngày, gừng là đồ gia vị tương đối trọng yếu, có thể tăng mùi vị, loại bỏ mùi tanh. Nhưng không chỉ vậy, gừng cũng có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giải thử và giải độc rất tốt. Theo Đông Y, gừng có thể dùng cho 17 thứ bệnh khác nhau, trị cảm mạo, đau bụng kinh…
1. Loét miệng
Dùng nước gừng nóng súc miệng, mỗi ngày 2-3 lần. Thông thường từ 6-9 lần vết loét sẽ biến mất.
2. Viêm quanh răng (viêm nha chu)
Trước tiên dùng nước gừng nóng súc miệng, ngày 2 lần sáng tối, nếu như đau họng, thì có thể dùng nước gừng nóng thêm ít muối uống ngày 2-3 lần. [adss1]
3. Đau nửa đầu
Khi đau nửa đầu, có thể lấy hay tay ngâm nước gừng nóng chừng 15 phút, cảm giác đau sẽ giảm bớt hoặc biến mất.
4. Tóc nhiều gầu
Trước tiên dùng gừng tươi lau tóc, sau đó dùng nước gừng nóng gội đầu, có thể có hiệu quả với tóc nhiều gầu. Người hói đầu kiên trì áp dụng cũng sẽ có hiệu quả nhất định.
5. Đau lưng vai
Trước tiên thêm một lượng vừa phải giấm và muối vào nước gừng nóng, sau đó dùng khăn bông ngâm vào nước gừng rồi vắt khô. Đắp khăn bông lên chỗ đau, lặp lại vài lần, có thể giảm đau rất tốt.
6. Tẩy giun kim
Mỗi ngày trước khi đi ngủ dùng nước gừng nóng rửa sạch quanh hậu môn, sau đó uống 2 chén nước gừng nóng. Duy trì 10 ngày là có thể chữa khỏi.
7. Hôi chân
Ngâm chân trong nước gừng nóng, khi ngâm thêm muối và giấm. Sau khi ngâm 15 phút thì lau khô, thêm ít phấn rôm, mùi hôi sẽ biến mất.
8. Cảm mạo nhức đầu
Ngâm hai chân vào nước gừng nóng, nước ngâm cao đến mắt cá chân là thích hợp. Có thể thêm muối, giấm; ngâm đến khi chân đỏ ửng thì dừng. Phương pháp này có tác dụng điều trị rất tốt đối với cảm mạo, nhức đầu, ho khan.
9. Nổi mề đay
Dùng cháo gừng quế: Gừng 10 tấm, quế chi (cành quế) 3g (đã nghiền), gạo tẻ 50g, đường đỏ 30g, nấu cháo loãng uống, mỗi ngày 1-2 lần.
10. Sưng đau họng
Nước gừng nóng thêm ít muối, dùng làm trà uống.
11. Đau khớp
Mỗi sáng sớm sau khi rời giường ăn vài miếng gừng tươi hoặc đun nước gừng táo đỏ uống, ngày kiên trì ăn 3 lần có thể giảm đau rõ rệt.
12. Đau bụng kinh
Thêm 2-3 viên sơn tra vào nước gừng tươi pha đường đỏ, ngày uống 2-3 lần có tác dụng giảm đau.
13. Nẻ da
Có thể ngâm tay chân vào nước gừng tươi đun nóng.
14. Rôm sảy
Dùng lát gừng chà bên ngoài, rôm sẽ nhanh chóng lặn, người lớn và trẻ em đều có thể dùng.
15. Rụng tóc
Thường xuyên dùng nước gừng ấm gội đầu, hiệu quả không tệ, bạn có thể thử một chút.
16. Hôi nách
Mỗi ngày dùng lát gừng chà xát vùng nạch, có thể giảm rõ rệt mùi hôi.
17. Sâu răng
Mỗi ngày kiên trì dùng nước gừng súc miệng 2 lần sáng tối, đồng thời ngày uống thay trà vài lần. Phương pháp này có tác dụng bảo vệ hàm răng, dự phòng và trị liệu sâu răng tương đối hiệu quả.
Đại Hải t/h
Xem thêm:
- Cỏ mực – vị thuốc thật tuyệt vời
- Không chỉ kích thích ngon miệng, ớt xanh còn là vị thuốc trường thọ của người Ấn Độ
- Lời tâm sự của một ni cô: Thần tích hiển linh – tôi đã khỏi ung thư dạ dày kỳ diệu như thế nào?
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.