Đại Kỷ Nguyên

Hậu họa không ngờ khi thường xuyên… trì hoãn nhu cầu sinh lý này của cơ thể

Tưởng chẳng có gì to tát, đang bận thì nén lại một chút rồi giải quyết sau nhưng thực ra là bạn đang rất sai. Đại tiện là một nhu cầu sinh lý cấp thiết để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, càng trì hoãn thì độc tố thẩn thấu ngược trở lại càng nhiều, đồng thời làm sai lệch cơ chế bài tiết này…

Có thể đôi lúc do hoàn cảnh, vì thời điểm không thích hợp khiến bạn không thể ngay lập tức thực hiện nhu cầu sinh lý này, nhưng nếu như bạn đã lập thành thói quen trì hoãn đại tiện, thì hậu quả để lại chắc chắn sẽ khiến bạn hối hận nhiều đấy.

Dưới đây, chúng ta hãy cùng xem những biến đổi của cơ thể sau khi nhịn đại tiện:

Khi nào bạn cảm thấy đến lúc phải đi WC

Đó là khi phân đã vào đến trực tràng, trực tràng phình to, gửi tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương, rằng đã đến lúc phải tống phân ra ngoài.

Nếu bạn có thói quen uống trà hay cà phê vào buổi sáng, chất caffein có trong đó cũng có tác dụng kích thích khiến bạn muốn đi đại tiện ngay lập tức.

Sau 2 tiếng trì hoãn

Sau 2 tiếng trì hoãn, các cơ vòng đường tiêu hoá của bạn có xu hướng co thắt lại. Bạn sẽ cảm thấy đầy bụng, chướng hơi nên cũng mất cảm giác thèm ăn sau đó.

Sau 6 tiếng trì hoãn

Cơ thể bạn bắt đầu ép chặt phân lại, đến lúc này, bạn mất đi cảm giác buồn đại tiện, cũng là thời điểm bạn bị táo bón. Đây là một tác động tiêu cực chủ yếu của việc trì hoãn đại tiện.

Sau 12 tiếng trì hoãn

Đầy hơi, chướng bụng (Ảnh minh hoạ)

Càng trì hoãn lâu, phân sẽ càng rắn lại do nước bị hấp thu ngày càng nhiều. Bạn sẽ nhận thấy bụng mình trướng to hơn và rất khó để trở lại như trước.

Khi bạn nhịn đại tiện đã thành thói quen, khiến thời gian phân lưu trong người càng dài hơn

Nếu chỉ đôi lúc bạn buộc phải trì hoãn nhu cầu này vì lý do bất khả kháng, hậu quả để lại sẽ không đáng kể. Nhưng nếu bạn thường xuyên nhịn đại tiện, hệ quả để lại là rất lớn.

Đầu tiên, khi bạn mới trì hoãn vài lần, cơ thể sẽ không phản ứng nhiều. Nhưng càng trì hoãn nhiều, trực tràng sẽ càng “trơ” và sẽ cần một khối lượng phân lớn hơn để trực tràng phát tín hiệu “cần đi WC” cho hệ thần kinh trung ương. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian phân lưu ở đường tiêu hóa ngày càng kéo dài.

Phân càng lưu ở đại tràng lâu, thì nước bị hấp thu càng nhiều, phân càng rắn, do đó khiến bạn bị táo bón. Táo bón khiến phân khó bị tống ra ngoài, từ đó hình thành vòng luẩn quẩn, thời gian phân lưu ở đại trực tràng ngày càng lâu thêm.

Cảm giác bị trĩ như ngồi phải chậu xương rồng (Ảnh minh hoạ)

Táo bón ngoài việc gây khó chịu mỗi lần đi đại tiện, ảnh hưởng nhiều đến tâm tình, thì còn dẫn đến hệ quả nguy hại hơn là bệnh trĩ – nỗi ác mộng của nhiều người- do phải gắng sức rặn mỗi khi đi ngoài.

Hãy nên nhớ “đổ rác” thường xuyên cho cơ thể bạn

Hãy nhớ phân là chất thải, bao gồm nhiều chất độc đối với cơ thể. Phân ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng, tựa như cơm thiu để càng lâu càng bốc mùi khó chịu, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển sinh ra chất độc ngấm vào máu, dần dần có thể dẫn tới nhiễm độc mạn tính với biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, da khô xấu, dễ bực bội, cáu gắt.

Các chất độc hại có nhiều thời gian tiếp xúc với đại trực tràng hơn, do đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng ở những người này.

Có thể bạn nghĩ thói quen trì hoãn đại tiện là vô hại, không có gì to tát. Nhưng như đã phân tích ở trên, những hậu họa sau này thực sự rất nghiêm trọng. Nếu trên tay bạn dính phải chất độc, chắc chắn bạn sẽ đi rửa tay ngay lập tức, bạn cũng không để túi rác quá lâu trong nhà, vậy vì sao bạn lại trì hoãn đại tiện, vốn là quá trình tống khứ chất độc hại và không cần thiết ra khỏi cơ thể?

Theo Boldsky

Hoàng Kỳ

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version