Đại Kỷ Nguyên

Hãy xem Smartphone đang hủy hoại khả năng tập trung của bạn như thế nào!

Dù thừa nhận hay không thì bạn đang nghiện chiếc smartphone của mình bởi vì trên thực tế, nhiều khả năng ngay bây giờ đây bạn đang đọc bài báo này trên một thiết bị di động. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nghiện smartphone có thể mang lại cho bạn nhiều bất lợi về sức khỏe và sự tập trung trong công việc.

Nếu việc nghiện smartphone còn chưa đến nỗi tệ hại, bạn cũng cần biết rằng có một tác dụng phụ tiềm tàng khác của smartphone: Một bài báo trên tờ Time cho biết smartphone khiến chúng ta dễ phân tâm hơn. Trên thực tế, dường như càng tương tác nhiều với thiết bị di động trong khi bạn đang phải làm một việc khác, thì lại càng khó để não bộ tập trung trở lại vấn đề bạn đang dở dang.

Đừng bỏ qua, bởi vì nếu báo cáo này là đúng thì iPhong 6s đang hứa hẹn là phiên bản cập nhật hơn nhất trong dòng S sẽ càng hút bạn đấy. Giáo sư thần kinh học Earl Miller của Viện Công Nghệ Massachusetts cho biết: “Não bộ của bạn sẩy chân một chút, và nó cần thời gian để quay trở lại nơi trước khi nó bị phân tâm.

Bị phân tâm thậm chí còn nguy hiểm hơn nếu bạn đang làm điều gì đó phức tạp, ví dụ như công việc, điều có thể giải thích tại sao bạn có thể kém sáng tạo hơn khi nghịch smartphone không ngừng nghỉ.

GS. Miller cho biết thêm: “Bạn sẽ không thể suy nghĩ sâu về một số điều khi mà cứ mỗi vài phút lại bị phân tâm. Mà suy nghĩ sâu là khởi nguồn của sự sáng suốt thực sự”.

Theo một nghiên cứu, cần từ 15-20 phút để não bộ quay trở lại điểm xuất phát sau khi ngừng kiểm tra email.

Thậm chí ngay khi bạn có thể “sửa lỗi” bằng cách tắt thông báo hoặc tắt điện thoại, não bộ bạn vẫn mải mê vào ý nghĩ là phải kiểm tra điện thoại.

Có những bằng chứng cho thấy não bộ của bạn phát triển thói quen “check” thiết bị của mình cứ mỗi vài phút, cho dù không có một thông báo nào từ nó.

Hơn thế nữa, một nghiên cứu năm 2014 cho thấy những người dành nhiều thời gian trên các thiết bị tích hợp nhiều chương trình và các ứng dụng, có ít chất xám hơn ở các vùng não tham gia vào kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc. Những thay đổi cấu trúc tương tự vậy gắn với các vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm, lo lắng và vấn đề khác nữa.

Đồng thời nhiều nghiên cứu còn cho thấy việc sử dụng điện thoại nhiều sẽ “oanh tạc” vùng vỏ não trước trán, nơi đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định và tự chủ hành vi. “Vùng vỏ não trước trán ngăn cho chúng ta không làm những việc điên rồ”, tiến sĩ Paul Atchley, một nhà tâm lý học của Đại học Kansas cho biết.

Những trẻ em có thể chịu ảnh hưởng nhiều hơn người lớn, vì vùng não này của trẻ chưa phát triển hoàn toàn. Và điều này có thể để lại ảnh hưởng về sau khi chúng lớn lên.

Vậy chúng ta giải quyết vấn đề này như thế nào? Dành thời gian ở ngoài tự nhiên có thể làm trung hòa nguy cơ hủy hoại sự tập trung của thiết bị công nghệ, theo một nghiên cứu của Atchley và Strayer được xuất bản năm 2012. Thiền định cũng là một biện pháp lý tưởng giúp bạn tăng khả năng tập trung.

Strayer cho biết để điện thoại ở chế độ im lặng và cài đặt tin nhắn chỉ thông báo sau mỗi 30 phút là một cách sử dụng điện thoại có chiến lược và không trở thành “nô lệ” của điện thoại.

Dĩ nhiên, công nghệ đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích trước mắt là điều không thể phủ nhận. Nhưng nhiều câu hỏi mở vẫn còn đó khi chúng ta nhắc đến phí tổn chân chính của sự phân tâm do đồ điện tử gây nên.

Hãy tưởng tượng Einstein đang cố gắng suy nghĩ về toán học trong khi một phần não bộ của ông ấy đang tự hỏi điều gì diễn ra trên Twitter”, Strayer cho biết “Con người làm nên những đột phá không thể tin được khi họ cực kỳ tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể, và tôi tự hỏi không biết những thiết bị của chúng ta có đang lấy đi khả năng làm điều đó hay không”.

Không chỉ lấy đi sự tập trung của con người, nguy hại hơn, smartphone và đồ điện tử nói chung đang biến chính người tạo ra chúng trở nên lệ thuộc vào nó hơn, thậm chí có thể biến thành “nô lệ” của các thiết bị này. Theo các nghiên cứu, bức xạ phát ra từ các đồ điện từ cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, đặc biệt là đối với não bộ.

Do vậy, hãy trở thành NGƯỜI SỬ DỤNG smartphone thông thái nhé bạn!

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Đại Hải biên dịch và tổng hợp

Xem thêm:

Exit mobile version