Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm giúp chữa đau đầu, nước ăn chân, cảm cúm, đau nhức, mụn nhọt…
Trong lá trầu không có chứa nhiều Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol… có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ…
Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ lá trầu không
Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết: Lấy 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu. Thực hiện mỗi ngày giúp đẩy lùi cảm giác khó chịu, đau đầu do thay đổi thời tiết.
Sát khuẩn vết thương: Khi bị thương, vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.
Chữa viêm họng: Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.
Thông tia sữa: Sản phụ bị cương sữa chỉ cần lấy lá trầu không hơ nóng áp vào bầu vú giúp sữa xuống nhanh, giảm đau nhức.
Trị đau nhức, cảm cúm: Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu, sau đó vò nát, để đánh cảm. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ đầu, giảm các triệu chứng ho, sốt do cảm cúm chỉ sau một thời gian ngắn.
Chữa suy nhược thần kinh: Lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không hòa với một thìa mật ong chia làm 2 lần, uống trong ngày.
Chữa bỏng nước sôi: Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết một lớp thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay một lá trầu không mới. Sau vài lần dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.
Trị hôi nách: Đầu tiên cắt 1/2 quả chanh tươi, chà nhẹ xung quanh vùng nách. Sau đó đợi khoảng 5 phút rửa lại bằng nước sạch và lau thật khô vùng nách.
Bạn rửa sạch lá trầu không rồi giã nát chắt lấy nước, lau qua vùng nách. Khi lau bạn kết hợp các động tác massage đều xung quanh. Nên thực hiện mỗi tối trước khi đi ngủ.
Dương Uyên