Sau khi tiêm vắc-xin không lâu, một bé trai 4 tháng tuổi ở Hòa Bình có biểu hiện quấy khóc, tím tái và đã tử vong dù được đưa đi cấp cứu.

Trao đổi với Báo Giao thông tối 4/12, ông Nguyễn Văn Đang – Giám đốc Trung tâm y tế huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) xác nhận thông tin trên và cho biết, nạn nhân là 1 bé trai hơn 4 tháng tuổi (nhà ở thôn Lão Ngoại, xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy). Cháu bé được đưa đến trạm y tế xã Phú Lão để tiêm vắcxin 5 trong 1 vào khoảng 8h30 sáng cùng ngày.

Theo ông Đang, sau khi tiêm vắc-xin, cháu bé trên được theo dõi tại Trạm Y tế khoảng 1 tiếng, thấy không có vấn đề gì nên người thân đưa cháu bé về nhà.

“Đến khoảng 11 giờ cùng ngày, gia đình thấy cháu bé có biểu hiện quấy khóc, tím tái nên đã nhanh chóng đưa đến Trạm Y tế rồi chuyển xuống Trung tâm y tế huyện Lạc Thủy trong tình trạng bệnh tình đã nặng, không thể cứu chữa. Cháu tử vong vào khoảng 13 giờ 10 phút cùng ngày”, ông Đang cho biết.

Công ty cổ phẩn Vacxin Việt Nam thông tin, vắc-xin 5 trong 1 là 5 loại vắc xin phòng 5 bệnh khác nhau được kết hợp chỉ trong 1 mũi tiêm, nhằm chủ động bảo vệ trẻ khỏi 5 bệnh nguy hiểm hàng đầu, bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib gây ra.

Cùng là vắc xin 5 trong 1, nhưng vắc xin Pentaxim là vắc xin thế hệ mới hơn so với vắc xin ComBE Five ở thành phần ho gà (ảnh: VNVC).

Hiện vắc xin 5 trong 1 có 2 loại là Pentaxim (Pháp) và ComBE Five (Ấn Độ). Trong đó: ComBE Five được dùng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, Pentaxim được dùng trong chương trình Tiêm chủng dịch vụ.

Những lưu ý khi tiêm phòng vắc-xin 5 trong 1 cho trẻ

Tất cả các loại vắc xin trước khi được đưa vào sử dụng rộng rãi đều đã trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt. Tuy nhiên, không chỉ vắc xin 5 trong 1, tất cả các loại vắc xin hiện nay đều hoạt động theo cơ chế: Giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch, tạo ra kháng thể chống lại bệnh. Quá trình tạo thành kháng thể có thể dẫn đến một số phản ứng sau tiêm không mong muốn, chẳng hạn như: Đau, sưng tấy tại vị trí tiêm phòng, sốt nhẹ…

Một số cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1:

– Nếu vết tiêm sưng và khiến trẻ đau nhiều, bố mẹ có thể bọc viên đá vào khăn xô sạch rồi nhẹ nhàng chườm lên vết tiêm cho trẻ.

– Với những trẻ vẫn còn bú mẹ, hãy cố gắng cho trẻ bú nhiều hơn bình thường. Còn trong trường hợp trẻ sốt cao hơn 38,5 độ, bố mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt một thành phần duy nhất là paracetamol để giúp con hạ nhiệt và bớt mệt mỏi trong người.

– Nếu trẻ sốt 39 độ C trở lên, tốt nhất nên cho trẻ đi khám bác sĩ.

– Nên cho con mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh mặc quần áo bó gây cảm giác bí bách, khó chịu, nhất là vào những ngày nóng.

– Sau khi tiêm, bé thường có cảm giác chán ăn, do đó, hãy cho bé ăn những thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ nuốt và đừng quên chia nhỏ bữa ăn.

Khoảng 10% trẻ sau tiêm phòng gặp phải tình trạng này, tuy nhiên, do có thành phần ho gà toàn tế bào nên trẻ tiêm vắc xin ComBE Five sẽ có tỷ lệ bị các tác dụng phụ như sốt, đau, sưng tấy tại chỗ tiêm… cao hơn so với trẻ tiêm vắc xin Pentaxim. 

Trẻ được chính ngừa ở Trung tâm tiêm chủng dành cho Trẻ em và Người lớn (ảnh: VNVC).

Nếu trẻ thuộc 1 trong những trường hợp sau, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng cho bé:

– Trẻ đã từng sốt cao trên 40 độ trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vắc xin.

– Đã từng có biểu hiện co giật kèm theo sau khi tiêm vắc xin.

– Đã từng sốc trong vòng 48 giờ sau khi tiêm phòng.

– Ở những lần tiêm trước, trẻ khóc dai dẳng trong 3-48 giờ sau chủng ngừa.

– Trẻ đang sốt, mệt mỏi hoặc mắc các bệnh cấp tính.

Video xem thêm: HÀNH TRÌNH NGƯỜI CHA CHỮA BỆNH SUY GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN CHO CON GÁI

videoinfo__video3.dkn.tv||5bb2f448d__