Đại Kỷ Nguyên

Học cách chăm sóc dạ dày mùa thu bằng liệu pháp tự nhiên

Dạ dày là bệnh phổ biến ảnh hưởng tới 15 – 30% dân số ở các nước phương Tây, trong đó người trên 40 tuổi bị rối loạn chức năng tiêu hóa chiếm tới 20%. Tỷ lệ người mắc ở các nước châu Á thấp, chỉ khoảng 5-15%. Tuy nhiên đây là bệnh thường gặp, đặc biệt hay tái phát khi chuyển mùa.

Tại sao các bệnh về dạ dày lại dễ tái phát vào mùa thu?

Khi trời vào thu, thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, sự kích thích của không khí lạnh làm lượng histamin trong máu tăng, dịch axit trong dạ dày cũng bài tiết nhiều hơn. Tạng phủ này bị co bóp mạnh dễ dẫn tới viêm, loét. Người từng có tiền sử đau dạ dày, nguy cơ tái sẽ càng cao. Ngoài ra thời tiết thay đổi, sự chênh lệch nhiều về nhiệt độ sẽ làm giảm sức đề kháng và tính thích ứng của cơ thể, cũng là nguyên nhân sinh bệnh.

Thời tiết thay đổi chuyển từ nóng sang lạnh dễ làm bệnh dạ dày tái phát (Ảnh: parents.com)

Đông y quan niệm, dạ dày là “tương lai” của sức khỏe. Dạ dày tốt thì sức khỏe dồi dào, kém thì chất lượng sống thấp, tuổi thọ giảm. Thời tiết trở lạnh hoặc ăn thực phẩm sống lạnh sẽ là yếu tố làm khởi phát cơn đau. Trong giai đoạn đầu, chứng Vị quản thống thường biểu hiện thể khí uất (trệ), hỏa uất hoặc huyết ứ, nhưng về sau do khí suy huyết kém chứng Vị quản thống sẽ diễn tiến theo thể Tỳ Vị hư hàn.

Dấu hiệu không nên bỏ qua của bệnh dạ dày

Các triệu chứng đau dạ dày có thể là đau, đầy hơi, trướng bụng, có cảm giác đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn, đau ở vùng thượng vị lúc đói hoặc sau khi ăn.

Dạ dày luôn có sự cân bằng giữa lượng axit và lớp bảo vệ, khi bị phá vỡ có thể làm hỏng lớp niêm mạc gây viêm, loét. Dù là nguyên nhân nào, biểu hiện đau bụng, đau ngay dưới xương ức là rất phổ biến. Đau nặng hơn có thể sau khi ăn hoặc nửa đêm, khi bụng đói. Một số dấu hiệu đau dạ dày rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp hay tiêu hóa khác như đau họng, khàn tiếng… hay các bệnh của hệ tiêu hóa có thể gây nên cơn đau lan tỏa được thể hiện ở dạ dày như sỏi mật, viêm tụy,…Vậy làm thế nào để chăm sóc tạng phủ này nhất là vào mùa thu?

Ảnh: thaythuocvietnam.vn

Chăm sóc dạ dày trong sinh hoạt hằng ngày như thế nào?

1. Bảo đảm sinh hoạt điều độ

Người xưa rất coi trọng dưỡng sinh và chú ý sinh hoạt điều độ đúng giờ. Thường xuyên thức khuya, ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều thực phẩm có nhiều chất béo, có tính kích thích, tính axit như thực phẩm chua, cay, nóng gây nên gánh nặng cho dạ dày dễ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, bệnh lý về dạ dày. 

Theo y học cổ truyền, Vị (dạ dày) chứa đựng và làm nhừ đồ ăn, đưa xuống Tiểu trường. Tỳ và Vị có liên quan biểu lý với nhau, đều giúp cho sự vận hoá đồ ăn, nên gọi chung là “gốc của hậu thiên”. Tỳ đưa các chất dinh dưỡng của đồ ăn đến nuôi dưỡng cơ thể, nếu Tỳ khí đầy đủ sẽ làm cho cơ nhục rắn chắc, tứ chi nhẹ nhàng linh hoạt; trái lại nếu yếu sẽ làm thịt mềm, trương lực cơ giảm gây tứ chi mệt mỏi, chán ăn. Bởi vậy, ngoài sinh hoạt điều độ cần kết hợp vận động vừa đủ hoặc ngồi thiền, để tâm và thân được điều hòa, từ đó hỗ trợ loại bỏ áp lực và điều chỉnh tâm thái.

2. Chú ý những loại quả nên dùng sau bữa ăn

Chuối tiêu: Tính hàn vị ngọt, những người Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy nên ăn ít. Đây là loại quả có hàm lượng đường khá cao, nên những người dư axit dạ dày không nên ăn bởi đường có thể làm tăng bài tiết axit dạ dày. Mọi người đều biết đây là loại quả có thể hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, tuy nhiên tính hàn của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới nhu động đường ruột, khi ăn thực phẩm khác sẽ dẫn tới đau bụng, chướng bụng. Bởi vậy nên ăn loại quả này sau bữa cơm.

Tính hàn vị ngọt, những người Tỳ vị hư hàn nên hạn chế ăn, và nên ăn sau bữa cơm. (Ảnh: mawasim.ae)

Dưa hấu: Là loại quả có tính hàn, vị ngọt, có các công dụng như lợi tiểu, tiêu tán thử nhiệt, giải rượu… dùng trước bữa ăn sẽ làm ức chế nhu động đường ruột, ăn nhiều sẽ hấp thu quá lượng nước vào dạ dày, hòa tan với dịch vị từ đó dẫn tới khó tiêu. Từ đó gây ảnh hưởng, làm giảm sự thèm ăn hoặc xuất hiện tiêu chảy, đau bụng…

Lê: Có tính hàn, vị ngọt, hơi chua, loại quả này có tác dụng giảm ho, nhuận táo, sinh tân, giải khát. Đây cũng là loại quả nên ăn sau bữa cơm, và không được khuyến cáo đối với những bệnh nhân Tỳ vị hàn lạnh, tiêu chảy.

3. Chú ý những loại thức uống không nên dùng khi đói

Trà xanh: Có vị đắng tính lạnh, người có dạ dày hàn lạnh không nên uống khi đói. Theo Tây y, trong nó có chứa các thành phần như axit tannic, catechin, caffeine… làm tăng việc tiết axit, gây đau bụng hoặc trào ngược dạ dày. Có nhiều nghiên cứu chứng minh trà xanh có thể chống oxy hóa, chống ung thư, khử trùng, chống lão hóa, Tuy nhiên, những người thể chất hàn lạnh uống trà khi đói sẽ làm đau dạ dày và đầy hơi.

Soda: Nếu uống soda khi dạ dày trống rỗng, nồng độ axit trong dạ dày càng nhiều hơn gây ra chứng buồn nôn và kích thích đến ruột, ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

Rượu: Uống rượu lúc đói bụng sẽ tàn phá dạ dày, làm bạn nhanh say hơn, vì vậy hãy ăn lót dạ trước. Rượu chứa chất kích thích gây hại cho nội tạng, đặc biệt trực tiếp tác động dạ dày. Ruột gan bạn sẽ cồn cào, gây nên cảm giác nôn nao, hạ đường huyết, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi lạnh.

Những người thể chất hàn lạnh uống trà khi đói sẽ làm đau dạ dày và đầy hơi. (Ảnh: health.facty.com)

Cà phê: Hầu hết mọi người đều uống cà phê vào buổi sáng với cái dạ dày rỗng. Theo các chuyên gia, đó là một thói quen không tốt. Uống cà phê khi đói có thể dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố và gây căng thẳng.

4. Dùng thực phẩm tốt cho dạ dày

Củ ấu: Theo Đông y, củ ấu vị ngọt, tính mát, vào Tỳ, Vị. Có tác dụng ích khí kiện Tỳ, thanh thử giải nhiệt lương huyết, trừ phiền chỉ khát. Loại củ già rất tốt cho trường hợp Tỳ hư tiết tả, kinh nguyệt quá nhiều, trĩ xuất huyết, chống suy nhược.

Hạt sen: Theo Bản thảo bị yếu, Liên nhục(hạt sen) vị hơi ngọt tình bình, ngoài làm thức ăn bổ dưỡng, còn dùng điều trị các bệnh ở Tỳ, Thận, Tâm. Đây vị thuốc có tính ấm, vì vậy trẻ nhỏ Vị hàn, dễ bị đi ngoài, tiêu hóa kém có thể thường xuyên ăn. Ngoài ra, hạt sen còn có tác dụng an thần, lợi tiểu, được xem là một trong những vị thuốc hỗ trợ trị mất ngủ và thần kinh suy nhược, hạ huyết áp hiệu quả.

Ngó sen: Theo Đông y, ngó sen dùng sống và chín có tác dụng khác nhau. Dùng sống vị ngọt, tính lạnh, giúp thanh nhiệt sinh ẩm, phù hợp cho người miệng khô, hỏa khí vượng; nấu chín thì tính hàn chuyển thành ôn, giúp kiện Tì dưỡng Vị, bổ khí bổ máu, phù hợp cho người suy nhược đường tiêu hóa, tiêu hóa không tốt.

Ảnh: Epochtimes.com

Gừng: Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các bài thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho Tỳ Vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Gừng tươi có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói.

Bài thuốc dưỡng Vị

Tứ thần thang là bài thuốc dưỡng vị thường gặp, các dược liệu bao gồm: Hạt sen, Phục linh, Khiêm thực, Sơn dược. Đây là bài thuốc có tác dụng kiện Tỳ khai Vị, trị đau bụng ở trẻ nhỏ, khó tiêu, chán ăn… Bài thuốc thường dùng kèm với bài Ngọc Bình Phong tán, các vị thuốc gồm có: Hoàng kỳ, Phòng phong, Bạch truật có tác dụng ích khí kiện Tỳ, cố biểu chỉ hãn, tăng cường miễn dịch. Hai bài thuốc kết hợp sử dụng, có thể hỗ trợ hiệu quả trong điều trị các triệu chứng viêm mũi mãn tính, viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Kiên Định

Exit mobile version