Viêm đại tràng là bệnh thuộc hệ thống tiêu hóa thường gặp, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Do đó, việc hiểu rõ các nguyên nhân và dấu hiệu để tìm ra phương pháp trị liệu đạt hiệu quả là cực kỳ quan trọng.
Viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng là tình trạng một đoạn hoặc một số đoạn đại tràng bị tổn thương, gây rối loạn chức năng, dẫn đến những cơn đau bụng khó chịu, mất kiểm soát đại tiện, rối loạn tiêu hóa.
Đại tràng là thuộc phần cuối cùng của ống tiêu hóa, có hình chữ U ngược. Nguy cơ mắc viêm thường rất cao do các loại vi khuẩn, virus có hại ảnh hưởng, bởi đây là bộ phận có chức năng xử lý chất thải từ quá trình tiêu hóa và đào thải ra ngoài qua hậu môn. Viêm đại tràng không chỉ ảnh hưởng đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, lâu dần sẽ gây ra những biến chứng khó lường, điển hình là giãn đại tràng cấp tính, xuất huyết, thủng, thậm chí ung thư đại tràng.
Nguyên nhân viêm đại tràng
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Sử dụng thực phẩm bẩn, chứa chất bảo quản hoặc quá hạn sử dụng.
- Nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng: Nguyên nhân viêm đại tràng có thể do vi khuẩn Salmonella, E coli, Lobacter hoặc ký sinh trùng giun đũa, giun tóc,… xâm nhập làm đại tràng tổn thương, gây tiêu chảy, mất nhiều nước.
- Hóa chất gây viêm: Nếu hóa chất nặng thâm nhập sẽ gây viêm đại tràng và làm tổn thương niêm mạc đại tràng.
- Động mạch cung cấp máu đại tràng hẹp: Động mạch đại tràng bị hẹp do xoắn ruột hoặc thoát vị, điều này khiến máu tại đại tràng thiếu cục bộ, gây viêm đại tràng.
Bài thuốc dân gian trị viêm đại tràng
1. Bài thuốc từ củ riềng
Củ riềng còn có tên gọi là cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương, riềng gió. Theo Đông y, riềng vị cay, tính nóng vào các kinh Tỳ và Vị. Có tác dụng ôn trung, tán hàn tiêu thực giảm đau. Dùng điều trị chứng đau vùng thượng vị do cảm phong hàn, ăn không tiêu, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, tiêu hóa kém…
Cách làm: Chuẩn bị khoảng 20g củ riềng tươi và 20g lá lốt, làm sạch 2 nguyên liệu này, riềng thái nhỏ sau đó cho tất cả vào ấm sắc thuốc, cho nước vào và đun sôi khoảng 3 phút sau đó tắt bếp, để khoảng 20 phút là có thể sử dụng, mỗi lần uống một bát nhỏ, dùng dần trong ngày có thể thay cho nước lọc.
2. Bài thuốc từ lá ổi
Lá ổi thường được sử dụng để giảm các cơn đau do ruột co thắt, ngăn chặn tình trạng tiêu chảy cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Đối với người bệnh viêm đại tràng mãn tính tình trạng tiêu chảy xảy ra khá thường xuyên, dù bạn chỉ ăn một chút đồ lạnh, đồ cay nóng, hoặc đồ sống cũng khiến bạn gặp phải tình trạng này. Do đó, lá ổi được coi là cách chữa viêm đại tràng mãn tính vô cùng phổ biến trong dân gian.
Cách làm: Để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn nên chọn những búp lá ổi mà có cả lá non và già (khoảng 50g), đem rửa sạch sau đó đổ thêm 2 bát nước rồi đun sôi. Sau khoảng 15 – 20 phút bạn tắt bếp và để nguội. Nước lá ổi sau khi đun lên nên sử dụng trong ngày và mỗi lần chỉ nên dùng một chén nhỏ.
3. Bài thuốc từ cây nha đam
Nha đam một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt trong Đông Y được biết đến trong việc làm đẹp của các chị em. Ngoài tác dụng làm đẹp, nha đam còn nổi tiếng là vị thuốc chữa bệnh dạ dày, viêm da,… có tác dụng đánh bay hiện tượng ợ chua của bệnh viêm đại tràng.
Cách làm: 5 lá nha đam tươi, rửa sạch, lấy phần bên trong đem xay lấy nước. Trộn nước nha đam mới xay với một ít mật ong, uống ngày 1 – 2 cốc nhỏ, mỗi lần khoảng 30ml. Kiên trì áp dụng uống nước này khoảng 7 – 10 ngày sẽ có tác dụng hiệu quả.
Lưu ý: Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú không nên áp dụng phương pháp này.
4. Bài thuốc từ lá dâu
Lá dâu trong Đông y là một phương thuốc quý có công dụng an thần, ổn định nhịp tim và huyết áp… Đặc biệt, lá dâu kết hợp với một số vị thảo dược như: Mè đen, con tằm sẽ là một bài thuốc đặc trị dùng để chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính.
Để bài chế phương thuốc này, đầu tiên bạn cần đem lá dâu và con tằm đồ chín rồi phơi khô, sau đó rang chín mè đen. Đem tán mịn tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn. Dùng bột trộn với mật ong và viên lại thành viên, đem sấy thật khô rồi cất trong lọ kín để dùng dần.
5. Bài thuốc từ lá mơ lông
Không chỉ sử dụng kèm theo một số món trong bữa ăn, lá mơ lông trong Đông y còn là một vị thuốc quý có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như: Tiêu chảy, chậm tiêu, kiết lị, sa trực tràng, đầy bụng…
Theo Tây y, trong lá mơ lông có chứa một số chất như: Protein, vitamin C, carotene, tinh dầu có tác dụng ức chế sự phát triển của một vài vi khuẩn gây co thắt đại tràng, ngăn chặn và hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.
Để chữa viêm đại tràng mãn tính người ta thường kết hợp sử dụng lá mơ lông với một số thảo dược quý như: lá khôi tía, Mộc hoa trắng, Bạch truật, Sa nhân, Sơn trà, Đẳng sâm, Mộc hương, Mạch nha, Trần bì, Hoàng liên. Các vị thảo dược này cùng bổ trợ cho nhau và tạo nên một công thức điều trị an toàn, lành tính không tác dụng phụ cho những người viêm đại tràng mãn tính.
Kiên Định
Nguồn tham khảo: suckhoedoisong