Có nhiều bài thuốc dân gian và Đông y điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trong đó là bài trên báo Nga vào tháng 12/1999 về cách dùng vỏ lựu khô vô cùng hiệu quả
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến trên ở Việt Nam và trên thế giới. Một trong những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời là thủng hoặc chảy máu dạ dày… thậm chí là ung thư dạ dày. Vậy bệnh có những dấu hiệu gì và làm sao để điều trị hiệu quả?
Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
- Đau vùng thượng vị: Ở vùng thượng vị xuất hiện đau âm ỉ, dữ dội hoặc cảm giác đau, rát bỏng
- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Người bệnh dễ bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra còn dễ tăng tiết axit, lượng axit dư thừa này khi trào ngược lên thực quản làm bệnh nhân có cảm giác chua ở miệng
- Rối loạn tiêu hóa: Quá trình tiêu hóa bị gián đoạn do niêm mạc dạ dày viêm loét. Bệnh nhân có thể bị táo bón, đi ngoài phân sống, tiêu chảy
- Buồn nôn, nôn: Cảm giác buồn nôn, nôn khan, nôn hơi, nôn ra thức ăn hoặc nôn ra máu
- Giảm cân và chán ăn: Đau bụng âm ỉ làm bệnh nhân khó chịu, chán ăn từ đó dẫn tới giảm cân. Ngoài ra, bởi tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng kém nên dẫn tới có thể thiếu một số chất dinh dưỡng như sắt, các loại vitamin tan trong nước như vitamin C
- Chảy máu dạ dày: Nôn ra máu hoặc dịch nôn có lẫn máu và thức ăn, đi ngoài phân đen
- Tinh thần mệt mỏi: Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, đau bụng, buồn nôn…
Bài thuốc trị viêm loét dạ dày từ vỏ lựu khô
Bài viết có tên: “The forgotten Hippocrate and treatment plans”, của thầy thuốc cổ truyền GL Glubok, người Nga. Trong bài viết này có mô tả phương pháp chữa lỵ, tiêu chảy, tả, viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày được chứng nhận hiệu quả và được cấp bằng sáng chế trong đó chỉ dùng một nguyên liệu duy nhất là vỏ lựu khô.
Bài thuốc như sau: Dùng 10 – 12g vỏ lựu phơi khô cho vào 200ml nước sôi, đậy kín lại để trong vòng 25 – 30 phút. Vị thuốc này dùng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày như:
– Chữa kiết lỵ, tiêu chảy, sốt thương hàn, dịch tả, viêm ruột thừa cấp tính: Uống nửa ly nước đã ngâm (100ml), sau 10 phút các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Nếu không khỏi hẳn, có thể uống nốt ly nước sau 3 giờ. Kết quả sẽ được cảm nhận rõ ràng sau 5 giờ uống loại nước này.
– Chữa viêm loét dạ dày, loét ruột non, viêm đại tràng: Uống 25ml nước này vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối lúc còn đói bụng. Hiệu quả chỉ sau 7 ngày uống liên tục, các triệu chứng viêm loét dạ dày, ruột non, đại tràng sẽ lành hoàn toàn.
Lựu là loại quả phổ biến mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như làm đẹp. Cũng giống như quả, vỏ lựu cũng chứa rất nhiều dưỡng chất và chất chống oxy hóa.
Theo Đông y, vỏ lựu hay còn gọi là Thạch lựu xác, Toan lựu bì, Toan thạch lựu bì, là vị thuốc có vị chua, chát, tính ôn, vào hai kinh Thận và Đại tràng. Có tác dụng làm săn chắc niêm mạc ruột, ngăn ngừa tiêu chảy, cầm máu, sát trùng, chống ngứa. Là vị thuốc Đông y thường dùng điều trị kiết lỵ lâu ngày, đi ngoài ra máu, trĩ, đau bụng do giun sán, lở ngoài da.
Theo Tây y, vỏ quả có 28% chất tanin và granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin, kiềm. Vỏ lựu chứa gấp đôi chất chống oxy hóa so với phần ruột. Ngoài ra, nó cũng chứa các chất kháng khuẩn, chất chống viêm và một lượng lớn vitamin C. Ngoài ra vỏ lựu còn có một số công dụng nổi bật sau:
Chữa Tỳ hư, tiêu chảy: Dùng 15 đến 30g vỏ lựu thêm đường đỏ sắc nước uống có thể hỗ trợ cầm tiêu chảy hiệu quả
Chữ băng huyết: Dùng 90g vỏ lựu sắc nước uống với mật ong
Chữa bỏng: Dùng vỏ quả tán thành bột trộn dầu vừng bôi lên chỗ bỏng
Tăng cường sức khỏe tim: Vỏ quả hỗ trợ chống lại các bệnh lý về tim mạch. Với nhiều chất chống oxy hóa, nó có thể giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại và bảo vệ tim
Vệ sinh răng miệng: Nghiền vỏ quả lựu thành bột, trộn với nước và chà xát vào răng bạn còn có thể phòng viêm lợi, loét miệng và giảm hôi hiệu quả.
Chữa ho và đau họng: Bột nghiền từ vỏ lựu là bài thuốc tại nhà tuyệt vời để trị loét họng và ho khan. Cho một ít bột vỏ quả lựu vào nước và làm ấm lên. Súc miệng bằng loại nước này để giảm đau họng.
Làm đẹp da: Vỏ thạch lựu, Bạch phụ tử, nhân hạt bí đao, Bạch cập. Cho tất cả vào nghiền thành bột rồi đem ngâm với rượu trắng. Dùng rượu này bôi vào mặt và làm sạch bằng nước sẽ có tác dụng làm da mặt trắng lên.
Chữa lòi dom: Lấy vỏ lựu lượng vừa đủ sắc lấy nước rồi pha nước thuốc này với phèn trắng, dùng hỗn hợp nước rửa chỗ bị lòi dom. Hoặc có thể dùng 6g vỏ thạch lựu, 6g vỏ cây táo già, 4,5g phèn trắng, đem sắc lấy nước, để nước ấm thì dùng bông thấm nước thuốc bôi vào chỗ bị thương. Ngày làm 2-3 lần.
Ngăn ngừa gàu: Tán bột vỏ quả lựu, trộn với dầu dừa ấm. Bôi hỗn hợp này lên da đầu và để 15 phút. Gội đầu với nước lạnh. Bạn sẽ thấy tác dụng của hỗn hợp này.
Kiên Định t/h