Các chuyên gia y tế đã xác nhận, ngay cả khi không hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc thì việc tiếp xúc với các vật dụng bị khói thuốc bám lên như quần áo, rèm, đồ nội thất… cũng đã đủ gây độc cho cơ thể. Đây chính là khái niệm third-hand smoke mà giới khoa học hay nhắc đến.
Do đó ngay cả khi người hút đã rời khỏi “hiện trường” hay khói thuốc đã tan hẳn, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe vẫn còn. Hình thức này được gọi “third-hand smoke” nhằm phân biệt với hình thức hút bị động “second-hand smoke” được biết đến trong thời gian qua.
Siêu độc! Những vật dụng bị ám khói thuốc third-hand smoke chứa đến 11 loại hợp chất có nguy cơ gây ung thư cao.
Khói thuốc dù đã tản đi nhưng cũng để lại tàn dư, bám lên các vật dụng xung quanh nơi hút và có thể để lại cho chúng 11 loại chất có nguy cơ gây ung thư. Các chuyên gia gọi đây là “third-hand smoke”.
Theo điều tra, có 99% người nhận thức được tác hại của khói thuốc gián tiếp (secondhand smoke) đối với sức khỏe của bản thân và những người khác, nhưng ngược lại có gần 60% người chưa từng nghe qua nguy hại của những vật dụng bị ám khói thuốc lá, càng không hề biết chúng là mối nguy cơ gây tổn hại tới sức khỏe của trẻ nhỏ và người thân trong gia đình.
Các nhà khoa học cho rằng, khi một người hút thuốc lá, khói thuốc kết hợp với các chất ô nhiễm trong nhà như ozone và axit nitơ tạo ra 11 loại hỗn hợp khói thuốc có nguy cơ gây ung thư cao bao gồm: butan, toluen, asen, chì, carbon monoxide, và thậm chí poloni phóng xạ cao 210 và các chất gây ung thư khác.
Hỗn hợp khói sẽ lắng thành bụi, bám vào bề mặt đồ nội thất hoặc thấm vào vật liệu xốp và tường thạch cao. Khói thuốc cũng có thể đọng lại trên tóc, da, ghế sofa, tường, thảm, quần áo,đồ chơi và móng tay của người hút thuốc lá. Do đó, dù bạn không hút thuốc trước mặt trẻ, nhưng sau đó đến gần và chơi với trẻ sẽ làm trẻ bị ảnh hưởng.
Một trong những hợp chất trong khói thuốc lá bám vào đồ vật được gọi là NNA có thể gây tổn thương ADN, tổn thương tế bào và tăng nguy cơ phát triển ung thư ở trẻ nhỏ. Không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư, khói thuốc lá có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả bệnh hen suyễn và dị ứng. Điều đáng lưu tâm hơn nữa là mức độ độc hại sẽ tăng dần theo nồng độ khói tích tụ và rất khó kiểm soát.
Có không ít người vì thói quen hay những áp lực trong công việc nên hút thuốc hàng ngày, thậm chí về đến nhà cũng không thể ngừng hút thêm một vài điếu thuốc, trong đó nhóm người từ độ tuổi từ 41 – 45 là nhóm người hút thuốc nhiều nhất.
Tuy nhiên bạn cần biết là, trong khói thuốc có hơn 4.000 loại chất độc hại khác nhau, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa. Một nghiên cứu đã phát hiện, khi hút một điếu thuốc, tuổi thọ của bạn có nguy cơ bị cắt đi 14 phút. Do đó, bạn nên lập tức chủ động cai thuốc để giảm nguy cơ mắc bệnh, nhưng tự mình cai thuốc rất khó thành công, mà nên thông qua sự hỗ trợ về chuyên môn y học và sự ủng hộ tích cực từ người thân và bạn bè, thì mới có thể cai nghiện được.
Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch
Xem thêm:
- Hình ảnh từ các cặp song sinh: Hút thuốc lá sẽ khiến bạn già đi trông thấy
- Hội nghị thượng đỉnh G20 và nạn diệt chủng tại Trung Quốc
- Thấy con trai thường có thái độ khinh người nghèo, người cha giàu có dạy cho con bài học tuyệt vời!
Chuyên mục Sức khỏe của ĐKN nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.