Đại Kỷ Nguyên

Khám phá khoa học: Niềm tin thiện ác tác động trực tiếp đến tuổi thọ con người

Những nghiên cứu khoa học tiến hành trong thời gian qua đang dần dần minh chứng một triết lý quan trọng bậc nhất trong đạo dưỡng sinh của người xưa: Dưỡng sinh không bằng dưỡng tính! Biểu hiện thiện ác trong cuộc sống hàng ngày của một người không chỉ là vấn đề đạo đức, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ của họ. 

Trong hơn hai thập kỷ qua, ngành khoa học nghiên cứu hành vi và xã hội đã phát hiện ra ngày càng nhiều chứng cứ cho thấy các yếu tố hành vi, xã hội, và sinh học có ảnh hưởng đến mức độ đạo đức của con người. Một trong những giả thuyết mà các nhà khoa học đặt ra là quan niệm của một người về thiện và ác sẽ tác động trực tiếp đến tuổi thọ của người ấy.

Các thử nghiệm dựa trên những giả thuyết đó đã cho thấy rằng những dự đoán này có khả năng rất cao sẽ trở thành sự thật. Kết luận này được căn cứ trên nghiên cứu được thực hiện từ năm 1976 đến năm 1994, với hình thức khảo sát dựa trên cộng đồng do L.F. Berkman và S. Leonard Syme đồng chủ trì. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia và Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu các Dịch vụ Y tế đã tài trợ cho Trường Y dược Yale và Đại học Vệ sinh và Y tế Cộng đồng John Hopkins thực hiện nghiên cứu này.

Để phục vụ nghiên cứu, các dữ liệu dân số được trích từ thông tin thu thập bởi Phòng Y tế các khu dân cư quận Alameda thuộc bang California vào năm 1965. Lúc ban đầu có hơn 8.023 bộ câu hỏi được gửi đi và 6.928 bộ được hồi đáp. Tuy vậy những nghiên cứu theo dõi (follow-up study) sau này chỉ bao gồm 2.229 đàn ông và 2.496 phụ nữ trong độ tuổi từ 30-69.

Các cơ sở sử dụng cho cuộc nghiên cứu theo dõi liên quan đến độ tuổi kéo dài 9 năm của dân cư quận Alameda gồm có tình trạng hôn nhân, mối giao tiếp với bạn thân và họ hàng, tín đồ nhà thờ và các hiệp hội chính thống cũng như không chính thống có ảnh hưởng tới đạo đức của con người.

Nội dung chính

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người sống cách ly và không có mối quan hệ, kèm theo cách ứng xử khó gần, kém giao tiếp và lập dị có tuổi thọ ngắn hơn những người có các mối quan hệ xã hội thân mật và bền chặt.

Mặc dù trước đây việc đi nhà thờ được coi như một yếu tố quan trọng trong các kết quả nghiên cứu về đạo đức, nhưng các cuộc hôn nhân hòa thuận và các mối quan hệ xã hội tốt đẹp với người thân và bè bạn lại là những tiêu chí ảnh hưởng mạnh mẽ hơn.

Tiêu đề ngắn gọn của nghiên cứu này là “Các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của con người như thế nào?”. Các kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng các mối quan hệ xã hội lành mạnh có tác động tích cực đến tuổi thọ.

Trên thực tế, những người bộc lộ khuynh hướng nhân đạo, giúp đỡ người khác, dễ hòa đồng và sống hòa thuận sẽ kéo dài tuổi thọ của họ hơn so với những người cư xử trái ngược.

Một điều đáng kinh ngạc nữa là nghiên cứu phát hiện rằng tuổi thọ của đàn ông bị rút ngắn nhiều hơn so với phụ nữ khi họ không có mối quan hệ xã hội nào. Và ngạc nhiên thay, những người xảo quyệt, thô tục, hằn học và ích kỷ, cũng như những người gây tổn hại cho người khác để trục lợi cho bản thân, sống khó gần, đều được phát hiện chết ở độ tuổi trẻ hơn nhiều so với những người có cách cư xử xã giao lành mạnh.

Các phát hiện này còn cung cấp bằng chứng rằng ở các chủng tộc hay thu nhập khác nhau, và các hoạt động rèn luyện thể chất và các phong cách sống khác nhau đều không có ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ.

Kết quả này nhắn nhủ điều gì đến một người luôn muốn trở thành người tốt hơn?

Chúng ta đều biết rằng để giữ các mối quan hệ xã hội lành mạnh, yêu cầu người ta phải vô tư không vụ lợi, nhân ái và vị tha, và luôn phải cân nhắc đến mỗi hành động, cư xử và giao tiếp có thể tác động đến người khác như thế nào. Khi làm được như vậy, nó sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Nghiên cứu này cho thấy trong số nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau thì hôn nhân có ảnh hưởng nhiều nhất đến tuổi thọ. Trên thực tế đối với những người qua đời trước 60 tuổi thì tình trạng hôn nhân đóng vai trò chủ đạo đối với khoảng thời gian trước khi chết của họ. Trường Đại học Michigan đã tiến hành một khảo sát trên 165 người cao tuổi từ 55 tuổi trở lên đã từng nhập viện vì bệnh kinh niên.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi kết quả cho thấy những người đã lập gia đình hoặc sống cùng gia đình có sức khỏe tốt hơn và ít phải nhập viện hơn những người sống cô độc.

Các trường Đại học Michigan và Harvard còn tiến hành một nghiên cứu không liên quan đến đạo đức. Trong một khảo sát do Trường y dược của Đại học Harvard thực hiện, những người tham gia được cho xem một bộ phim tài liệu nói về một phụ nữ Tây phương sống ở Calcutta, Ấn Độ. Bà là một người giàu lòng nhân ái biết quan tâm đến những người nghèo khó và tàn tật trong các khu ổ chuột của Calcutta. Nhiều người đã cảm động sâu sắc trước tấm lòng bác ái của bà.

Ảnh minh họa

Nghiên cứu này yêu cầu nước bọt của những người tham gia phải được thu thập và phân tích ngay lập tức khi bộ phim kết thúc.

Kết quả phân tích các mẫu nước bọt từ trước và sau khi xem phim được đem ra đối chiếu. Người ta phát hiện rằng Immunoglobulin A, một cơ chế phòng vệ tự nhiên bảo vệ con người khỏi vi khuẩn và virus, đã tăng lên đáng kể sau khi xem phim. Immunoglobulin A là một dạng của kháng thể giúp ngăn chặn sự nhiễm bệnh của hệ hô hấp. Nghiên cứu y tế còn chỉ ra rằng hệ miễn dịch của con người bị ảnh hưởng mạnh bởi sự lão hóa, tức là nó sẽ ngày càng kém hiệu quả hơn. Như đã thấy, hệ miễn dịch có thể được kích thích bởi các hành vi xã hội tích cực.

Qua đó chúng ta có thể rút ra kết luận từ khảo sát kể trên rằng những người biết từ bi và nhẫn nại đối với người khác có thể kéo dài tuổi thọ một cách tự nhiên.

Ảnh minh họa

Nghiên cứu đã chứng minh một điều: Những người đoan chính, cao thượng, chính trực và trung thực sẽ sống lâu hơn. Như vậy, các yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng đối với tuổi thọ. Khi một người niềm nở và sẵn lòng giúp đỡ kẻ khác, người đó sẽ nhận được phản hồi tích cực từ người tiếp nhận. Đáp lại, họ sẽ thân thiện và mang ơn và nhờ đó người ấy sẽ nhận được tình cảm gắn bó từ những người khác. Điều này giúp người đó cảm thấy thư thái và giảm căng thẳng trong cuộc sống thường nhật. Ngoài ra, như đã nói ở trên, nó còn có ích cho hệ miễn dịch của con người.

Ví dụ như, một số nghiên cứu về hệ miễn dịch và lão hóa đã chứng minh rằng đối với những người hung hăng, thiếu thiện cảm, thích tranh cãi, và những người có thái độ tiêu cực, thì những căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, chẳng hạn như tắc nghẽn động mạch, đều trở nên trầm trọng hơn. Những người này sẽ mắc những chứng bệnh về hệ miễn dịch thường xuyên hơn những người có hành vi xã hội tích cực.

Những người có khuynh hướng mất tự chủ, luôn nóng giận và thù địch với người khác sẽ phát hiện rằng điều này tác động đến huyết áp của họ. Đáng tiếc thay, nó sẽ dẫn đến đủ loại bệnh tật về cao huyết áp, vốn rất khó chữa trị. Khảo sát còn cho biết những người phạm trọng tội trong giới trí thức, ví dụ tham ô, thường xuyên mắc bệnh mất ngủ, dễ bị kích động, căng thẳng và bồn chồn. Chúng ta đều biết những yếu tố tâm lý đó là hậu quả của cảm giác tội lỗi. Và cũng không có gì lạ khi những người này có tuổi thọ ngắn hơn so với những người không phạm những vấn đề đó.

Những người đoan chính, cao thượng, chính trực và trung thực sẽ sống lâu hơn. Những người hung hăng, thiếu thiện cảm, thích tranh cãi, và những người có thái độ tiêu cực, thì những căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, chẳng hạn như tắc nghẽn động mạch, đều trở nên trầm trọng hơn.

Tham khảo:

  1. http://www.andrus.org/about_us/financials/AnnlRpt99/andrusar99.pdf.
  2. http://ist-socrates.berkeley.edu/~aging/HPsection4.html.
  3. Strawbridge, W. J., Cohen, R. D., Shema, S. J., and Kaplan, G. A. Frequent attendance at religious services and mortality over 28 years, Am J Public Health. 87: 957-61, 1997.
  4. Berkman, L. F. and Syme, S. L. Social networks, host resistance, and mortality: a nine-year follow-up study of Alameda County residents, Am J Epidemiol. 109: 186-204, 1979.
  5. The Family in America, A Publication of the Rockford Institute Center on the Family in America. 6.
  6. Seeman, T. E., Kaplan, G. A., Knudsen, L., Cohen, R., and Guralnik, J. Social network ties and mortality among the elderly in the Alameda County Study, Am J Epidemiol. 126: 714-23, 1987.
  7. http://www.medical-library.net/specialties/framer.html?/specialties/_mind_body_medicine.html.
  8. Cha, K. Y., Wirth, D. P., and Lobo, R. A. Does prayer influence the success of in vitro fertilization-embryo transfer? Report of a masked, randomized trial, J Reprod Med. 46: 781-7, 2001.

Theo pureinsight.org

Xem thêm:

Exit mobile version