Được nhắc đến nhiều lần trong Kinh Thánh, chà là đã được dùng làm thực phẩm và dược liệu từ thời cổ đại đến nay.
Cung cấp sắt cho máu, chất xơ cho tiêu hóa, vitamin A cho mắt, kali cho tim, các vitamin B, tannin…, chà là trở thành một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất trên thế giới.
Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên ăn mỗi ngày một trái góp phần vào chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Dưới đây là các tác dụng của chà là với sức khỏe:
1. Ngừng tiêu chảy
Chà là chứa Kali, rất hữu ích trong ngăn chặn tiêu chảy. Ngoài ra còn giúp làm cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
2. Chữa táo bón
Ngoài ngăn chặn tiêu chảy, quả chà là còn có thể giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn và dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng hai trái chà là ngâm vào nước sạch để qua đêm, dùng làm thuốc nhuận tràng, kích thích nhu động ruột. Tại Mỹ, chà là được đóng gói sẵn trong chai nhỏ để điều trị táo bón.
3. Cung cấp sắt cho cơ thể
Bệnh nhân thiếu máu nên ăn nhiều quả chà là, 100g chà là chứa khoảng 0,9 mg sắt, cung cấp được 11% lượng khuyến cáo hàng ngày. Sắt, một phần quan trọng cấu tạo tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy máu. Thường thì phụ nữ có thai, cho con bú và trong tuổi dậy thì sẽ có nhu cầu sắt cao hơn bình thường.
4. Giảm cân
Do tỷ lệ cao các chất dinh dưỡng, ăn chà là gây ra cảm giác no và giúp giảm cân. Nhưng không nên ăn quá nhiều vì trong chà là có lượng đường lớn có thể gây tăng cân.
5. Giảm cholesterol
Chà là có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. Do đó, đây là một thực phẩm tuyệt vời cho những người có cholesterol cao.
6. Trị yếu tim
Ngâm quả chà là có cả hạt trong nước qua đêm. Sáng hôm sau, loại bỏ hạt, dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn chà là với nước. Uống nhiều lần trong ngày để giúp tim khỏe hơn.
7. Giảm huyết áp
Quả chà là rất thích hợp cho những người bị huyết áp cao. Chúng chứa rất ít natri và giàu kali, magie có tác dụng hạ huyết áp.
8. Ngăn chặn đột quỵ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều kali có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ đến 40%. Vì vậy, chà là chứa lượng kali phong phú rất tốt để ngăn chặn đột quỵ.
Theo Mercola
Tân Hạ
Xem thêm:
- Đâu là sự khác biệt giữa đau tim, ngừng tim và đột quỵ?
- Sự tái sinh kỳ diệu của vị Bác sĩ, Tiến sĩ Trưởng Khoa tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy
- Chủ tịch ngành phẫu thuật tim mạch lồng ngực (Đại học London): Mổ cướp nội tạng là đồng lõa với tội ác!
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.