Đại Kỷ Nguyên

Không chỉ thuốc đắng mới giã được tật, cây mía ngọt lịm cũng có nhiều công dụng chữa bệnh

Mía không chỉ đơn thuần để sản xuất đường hay làm nước uống giải khát ngày hè mà thực ra còn là một vị thuốc hay trong y học cổ truyền.

Mía thuộc họ Lúa (Poaceae), còn có tên gọi khác là cam giá (cam: ngọt, giá: gậy, cây trông giống cây gậy có vị ngọt). Mía là một loại cỏ sống dai, thân rễ yếu, các thân cây mọc trên mặt đất cao từ 2-5m, đường kính 2-5cm, tận cùng bằng một búp lá, dài từ 30-100cm. Mía có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện nay đã trồng ở nhiều quốc gia, được trồng bằng ngọn hoặc cả cây.

Có nhiều thứ mía, mía de thân nhỏ, gầy và thấp; mía bầu thân to và cao, mía vỏ trắng, đỏ hay tím. Hàm lượng đường trong mỗi loại là khác nhau. Các thành phần hóa học có trong mía: đường saccarose 7 – 10%, protein 0,22%, chất béo 0,5%, fructose, glucose, vitamin, canxi, axit hữu cơ và nhiều khoáng chất quan trọng khác.

Cây mía chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. (Ảnh: ydvn.net)

Theo y học cổ truyền, mía có vị ngọt mát, tính bình, không độc. Sách Bản thảo cương mục viết: “Giá tương, chỉ ẩu uyết phản vị, khoan hung cách” (nước mía cầm nôn oẹ, làm khoan khoái lồng ngực). Sách Tùy tức cư ẩm thực phổ viết: “Cam giá cam lãnh thanh nhiệt, hòa trung, nhuận tràng, giải tửu tiết ưu, hóa đàm sung dịch” (mía ngọt, mát, thanh nhiệt, tốt cho tiêu hóa, nhuận tràng, giải rượu, trừ đàm và bổ sung dịch thể).

Mời bạn đọc tham khảo một số công dụng của cây mía:

1. Mía bổ huyết

Hàm lượng sắt trong mía là cao nhất so với các loại hoa quả. Trong 1kg mía, hàm lượng sắt cao tới 9 mg. Khi vào cơ thể, lượng sắt sẽ được hấp thụ, có hỗ trợ rất lớn cho việc tạo máu, đồng thời, cũng có công dụng giữ ẩm dưỡng da. Do vậy, từ xưa, mía đã được xem như là vị thuốc bổ huyết. Những người bị thiếu máu có thể sử dụng rất tốt. Mía được xem như là nước giải khát mùa hè. Vào mùa đông, có thể dùng nước mía nóng để bổ huyết.

Cách làm: Để khúc mía còn nguyên vỏ, nướng lên cho tới khi tấm mía dậy mùi thơm rồi mới róc bỏ vỏ, ép lấy nước, uống lúc đang còn nóng ấm. Như vậy có thể giữ ẩm làm đẹp da, đặc biệt có tác dụng tốt trong việc bổ sung sinh lực cho phụ nữ sau sinh (do phụ nữ sau sinh tổn thương khí huyết nhiều).

Sau khi nướng mía, dóc vỏ, ép lấy nước, uống nóng dùng cho phụ nữ sau sinh khí huyết hư thiếu. (Ảnh: vietq.vn)

2. Nhuận phế, kiện tỳ vị

Vào mùa thu nhiều người có thể cảm thấy khí hậu khô hanh, thân thể như mất nước, xuất hiện trạng thái táo bón. Vào mùa thu vì nhiệt độ giảm xuống, rất nhiều người có thể cảm thấy ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa, gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày.

Cách dùng: Ăn mía trực tiếp để kiện vị dạ dày, có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ bổ sung dịch vị dạ dày vào mùa thu. Có thể dùng nước mía cho gạo vào nấu cháo, ăn nóng để thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái (chữa ho) và trừ đàm.

3. Chứng phiền vị

Thấy hễ ăn thức gì vào là nôn ra ngay thứ ấy, hoặc có khi sớm ăn rồi đến chiều nôn ra hết, hay là chiều hôm nay ăn sáng mai cũng nôn ra hết.

Cách dùng: Nước cốt mía 7 bát, nước cốt gừng 1 bát hòa vào với nhau cho đều, rồi cứ nhấp dần cho nó khỏi nôn ngay, thuốc này ngấm vào được là khỏi.

Nước mía vừa giải khát, bổ huyết, chữa phiền vị, giải rượu rất tốt. (Ảnh: hanhphuccuame.com)

4. Huyết áp thấp

Vì hàm lượng đường trong mía cao, đối với người bị huyết áp thấp có thể uống một chút để khắc phục. Nước mía là loại nước uống tốt nhất cho các bệnh nhân bị bệnh huyết áp thấp. Những người bị huyết áp thấp và người bị khô rát miệng lưỡi đều có thể dùng nước mía, có thẻ cho thêm vài lát gừng tươi.

Đối với người bị viêm dạ dày mạn tính: Nước mía, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

5. Giải rượu và phòng tránh hôi miệng

Nhiều người khi uống rượu xong cảm thấy đau đầu, cảm giác rất nóng và khát nước. Vì vậy uống dần dần vài cốc nước mía vừa có tác dụng giải rượu, lại có thể giải quyết được cơn khát. Ăn mía cũng có hiệu quả trong việc phòng tránh hôi miệng, tác dụng còn tốt hơn nhai kẹo cao su.

6. Chữa nứt nẻ chân

Ngọn mía và bèo cái, mỗi thứ khoảng 100g giã nát, thêm vào một bát nước tiểu trẻ em nấu sôi. Ðể nước ấm rồi ngâm chỗ nứt nẻ vào khoảng 30 phút. Kiên trì làm cho đến khi khỏi.

Ngọn mía và bèo cái kết hợp với nhau để trị nứt nẻ bàn chân.

Lưu ý khi dùng

Yến Dương

Exit mobile version