Người xưa thường nói: “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”. Đau răng là nỗi ám ảnh khó chịu mất ăn mất ngủ mà chỉ ai đã từng trải qua mới hiểu. Người cổ đại có một loại thuốc giúp nhỏ răng mà không hề đau cũng không chảy máu vẫn còn lưu truyền trong dân gian tới ngày nay.
Nhiều năm trước, ở một thành phố phương Bắc, Trung Quốc, có một người nhổ răng bằng phương pháp dân gian. Ông dùng một lọ thuốc nước nhỏ để nhổ răng cho người ta, không dùng thuốc nước bên trong mà là lớp khí vàng bốc ra ngoài. Dùng khí đó để bên ngoài má hướng vào chỗ răng sâu mà hít vào, sau đó dùng một que diêm khều răng ra, không đau cũng không chảy máu. Bí quyết này vẫn còn được lưu truyền cho tới ngày nay ở một ngôi làng tại Ấn Độ. Câu chuyện dưới đây là minh chứng cho điều đó.
Vào một ngày mùa đông tháng giêng năm 2015, ông Vijay Kumar, 67 tuổi, bước vào “phòng khám” của ông Singh với một chiếc răng bị đau. Rất thành thạo, ông Singh áp miếng bông nhỏ tẩm loại thuốc tự pha chế của mình vào khu vực xung quanh chiếc răng, và chỉ trong vòng một phút, chiếc răng đau đã rơi ra.
Loại thuốc này nhìn thì trong suốt như nước nhưng có mùi rất mạnh, và theo ông Singh, nó có thể cháy như xăng. Ông Singh nói rằng không phải ông ta tự chế ra loại thuốc này, mà là ông nội của ông mới là người đã làm ra nó, và sau nhiều năm sử dụng, đến nay ông vẫn còn lại khoảng một phần tư lọ.
Singh tự hào nói rằng cha ông cũng đã làm nghề này. “Ông ấy thường ngồi ở ngã tư để phục vụ mọi người. Mọi người dần dần biết đến tiếng ông, và bây giờ chúng tôi chỉ đang tiếp nối di sản đó của cha ông“, ông kể.
Trong khi Singh chủ yếu làm việc ngoài đường phố, không đeo găng tay bảo vệ, và một số “dụng cụ” của ông trông giống như của thợ mộc, nhiều người vẫn đến khám bởi vì các dịch vụ của ông ấy có giá cả phải chăng và việc chữa trị rất hiệu quả.
“Tôi còn có một khách hàng ở tận Delhi”. Ông nói thêm rằng còn có một sĩ quan cao cấp từ Maharashtra (một bang ven biển cách Delhi khoảng 700 dặm về phía tây nam), đã vượt bao dặm đường đến thành phố Jammu này chỉ để khám răng ở chỗ của ông.
Sau khi nhổ xong một chiếc răng, ông Singh tính tiền cho một phụ nữ chỉ vỏn vẹn có 120 rupi Ấn Độ (tương đương 1,9 đô la). Điều hơi đáng buồn cho ông Singh là, với giá dịch vụ thấp như vậy, ông không thể chỉ sống nhờ vào nghề này.
“Bố tôi đã dặn không được lừa dối ai cả, vì vậy tôi không thể tính giá quá cao“, ông nói. “Vì tôi không tính giá cao, nên tôi không thể kiếm sống chỉ với nghề này.“
Ông Singh hiện có một công ty điện tử nhỏ để nuôi sống gia đình, và có lẽ những kỹ năng chữa răng và “công thức thuốc bí mật” gia truyền từ nhiều thế hệ sẽ bị mất đi trong tương lai.
Những danh y thời Trung Quốc cổ đại đều rất có bản sự, và đại đa số những điều được truyền lại thì khí cụ của y học hiện đại không cách gì so sánh. Rõ ràng ngay cả trong thế giới hiện đại của chúng ta, nhiều người vẫn vui thích khi đến với các nha sĩ “lề đường” như Singh – và nói một cách ý nhị hơn, việc đảm bảo sẽ được nhổ răng không đau và không tốn tiền có một sức hấp dẫn riêng của nó. Đó chính là nét tinh túy của y học cổ truyền, y học bí mật gia truyền.
Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch