Trong các loại thảo dược, cành liễu có tác dụng trừ phong, lợi thấp, giải độc, tiêu sưng… Ngoài ra vào thời cổ đại, liễu còn dùng để nối xương cực kỳ công hiệu. Câu chuyện của danh y Vương Thế Doanh dưới dây là minh chứng như thế.

Theo Đông y, lá, hoa, quả liễu có vị đắng, tính hàn. Cành và rễ khư phong, trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau, tiêu thũng. Lá, hoa vỏ bổ, se, làm mát máu, giải độc. Hạt liễu có tơ làm mát máu, cầm máu, tiêu thũng. Trong các loại thảo dược, cành liễu có tác dụng trừ phong, lợi thấp, giải độc, tiêu sưng rất công hiệu. Thời cổ đại, người ta thu thập cành liễu tươi vào mùa xuân, sau đó sấy khô rồi đem cất. Loại thảo dược này rất có hiệu quả trong điều trị các bệnh về phong thấp, vàng da, ngứa ngáy, sâu răng, sưng lợi…

Y học hiện đại điều trị gãy xương, thường dùng những tấm kim loại để cố định, ghim đinh thép, hoặc sử dụng thạch cao băng bó cố định. Nhưng Trung y cổ đại có cách trị liệu gãy xương, vỡ xương đầy kỳ diệu, hiệu quả với một loại cây rất quen thuộc. Câu chuyện của danh y đời nhà Thanh dưới đây là minh chứng cho điều đó.

Trong các loại thảo dược, cành liễu có tác dụng trừ phong, lợi thấp, giải độc, tiêu sưng rất công hiệu. (Ảnh: marelligianluca.info)

Danh y Vương Thế Doanh và thuật nối xương kỳ lạ

Theo Diệc Phục như thị, Vào thời nhà Thanh ở huyện Triều Thành Sơn Đông (Nay là khu vực tây nam huyện Tân tỉnh Sơn Đông) có một vị danh y nổi tiếng rất giỏi về thuật nối xương. Trong điều kiện chữa trị thời bấy giờ, nếu bị gãy xương không quá nửa tháng hoặc 20 ngày thì có thể nối lại được, còn nếu quá một tháng thì rất khó để phục hồi. Tuy nhiên Vương Thế Doanh, danh y có sở trường về thuật nối xương này lại có thể chữa khỏi cho bệnh nhân đã từng bị gãy xương tới 35 ngày.

Mọi người thường nói: ‘Thương cân động cốt nhất bách thiên’ nghĩa là khi bị tổn thương tới gân cốt 100 ngày mới có thể phục hồi. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị gãy xương từng được danh y Vương Thế Doanh trị liệu thông thường chỉ cần một tháng là có thể hoàn toàn hồi phục, nếu xương cốt chỉ bị tổn thương thì có thể lập tức trị khỏi. Vương Thế Doanh là vị danh y luôn lấy trị bệnh cứu người làm vui, không thu bất cứ một khoản phí nào, cũng không vì bản thân mà mưu cầu tiền bạc lợi danh.

Vào năm Gia Khánh thứ 11 (Năm 1806 Tây nguyên) có một người đã được tận mắt chứng kiến cách vị danh y chữa bệnh cho bệnh nhân nên ghi chép và lưu lại cho người sau. Chuyện rằng có một bệnh nhân bị lật xe ngã gãy xương đùi được đưa tới chỗ của danh y Vương Thế Doanh. Trước tiên ông bảo người đỡ bệnh nhân ngồi thẳng, và dùng tay nắn bóp vào chỗ xương gãy, tới mức có thể nghe thấy tiếng xương cốt phục vị, còn bệnh nhân đau đớn tới chảy cả nước mắt.

Ảnh minh họa

Vị danh y vừa nói với bệnh nhân: thư cân lý cốt (điều chỉnh gân cốt) chính là ở chỗ này, tiếp tục nắn bóp vào chỗ gãy xương, thời gian lâu sau đó mới nói: vậy được rồi. Sau đó, chặt một cành liễu dài bằng chiều dài của chân, dùng dây thừng bó chặt cành liễu vào chân, sau đó lại dùng bốn viên gạch dày để cố định chặt lại. Sau đó lấy ra ba thang thuốc nói với bệnh nhân: Tối nay uống thang thuốc thứ 1 sẽ có thể giảm đau, hết hai thang thuốc còn lại xương gãy có thể liền lại, nhưng không được cử động ngay mà phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng 1 tháng mới có thể hoàn toàn phục hồi. Bệnh nhân uống thuốc và làm theo lời dặn của vị danh y quả nhiên một tháng sau bệnh tình hoàn toàn phục hồi.

Nguồn gốc của phương pháp dùng cành liễu nối xương

Thuật nối xương bằng cành liễu khởi nguồn sớm nhất vào thời nhà Thương, Chu và được ứng dụng rộng rãi vào thời Chiến Quốc. Sử dụng được thủ thuật này phải là người có y thuật cao thâm mới có thể thực hiện. Phó Thanh Chủ, một trong sáu danh y nổi tiếng của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, đã từng viết về trường hợp dùng cành liễu nối xương trong “Kim Châm độ thế”.

Danh y đã cắt cành liễu, bóc vỏ ra và gọt thành hình dạng xương. Sau đó cắt, mài chỗ xương gãy và cành liễu sao cho chúng khớp với nhau, rồi dùng máu gà đun sôi thoa vào hai đầu của cành liễu tại vị trí nối xương, đặt cành liễu ở giữa thay thế phần xương bị gãy. Sau khi đã bố trí cành liễu xong xuôi, các danh y sẽ rắc quặng đồng azurit tán nhỏ vào mô cơ để thúc đẩy phát triển cơ xương. Cuối cùng, danh y khâu chỗ đã giải phẫu lại, dùng thạch cao đắp vào, sau đó kẹp tấm ván gỗ để cố định lại chỗ gãy.

Thuật nối xương bằng cành liễu khởi nguồn sớm nhất vào thời nhà Thương, Chu và được ứng dụng rộng rãi vào thời Chiến Quốc (Ảnh: orthotips.com)

Bởi vì cấu trúc của cành liễu rất giống với cấu trúc của xương người, nên nó có thể kích thích xương phát triển, và trong vòng ba tuần xương cốt sẽ được nối lại. Thời cổ đại, cây liễu không chỉ đóng vai trò chủ chốt trong việc chữa bệnh cứu người mà dần dần trở thành một phần của xương người.

Theo zhengjian
Kiên Định

Loạt bài Kỳ y dị thảo, đành rằng trích dẫn từ sử sách xưa lưu lại, nhưng có thể có nhiều tình tiết mà độc giả khó lòng liễu giải, nhất là chiểu theo y học hiện đại. Thực ra, y lý thường phức tạp hơn những gì người ta có thể nhìn thấy ở bề mặt, hoặc đọc được trong sách. Thêm vào đó, y học dân gian thậm chí là Đông y có nền tảng lý luận khác nhau nhiều so với y khoa thực chứng. Do vậy có lẽ chúng ta cũng chỉ nên xem đây như những câu chuyện để tham khảo, nhất định không được thử làm theo.