Đại Kỷ Nguyên

Kỳ y dị thảo: Chữa bệnh chữa cả nhân tâm – thầy thuốc già khiến người đời nể phục

Gặp bệnh thì cho thuốc là lẽ thường tuy nhiên nhiều khi người bệnh chịu gánh nặng tâm lý quá lớn, đe dọa trực tiếp đến sinh tử. Trong “Tọa Hoa Chí Quả” có ghi lại một câu chuyện về một thầy thuốc già đất Ngụy chịu nhục để giúp bệnh nhân vượt qua cơn nguy khốn. Cách hành xử của ông khiến cho mọi người đều khen ngợi.

Có phụ thân họ Liêm nọ ở Thường Châu, đất Ngụy tinh thông y thuật, lại thường thích làm điều thiện. Phàm là những người đến mời ông chữa bệnh, bất luận bần cùng nghèo túng hay phú quý giàu sang, ông đều tận tâm chữa trị, không cầu báo đáp. Đối với người bệnh vô cùng nghèo khổ, ông còn quyên tặng tiền bạc và thuốc thang. Nếu là người nhà quê đến thành phố tìm ông khám bệnh, ông đều sẽ đầu tiên để họ uống ít cháo, ăn chút bánh. Đợi họ ăn xong mới bắt đầu chẩn mạch.

(Ảnh: Fotolia)

Có người cho rằng ông làm như vậy là vì để tích đức hành thiện, thì ông nói: “người ở quê bởi đi đường xa, lại thêm vào mệt mỏi, đói khát, đại đa số huyết mạch đều hỗn loạn. Tôi mời họ ăn chút đồ, nghỉ ngơi một lúc, như vậy huyết mạch mới có thể ổn định trở lại. Tôi nào có nghĩ hành thiện tích đức gì? Chỉ là dùng biện pháp này biểu hiện y thuật của tôi mà thôi!”. Mỗi khi hành thiện ông đều mượn cớ này.

Không trong vòng thị phi

Một hôm, có một gia đình mời ông đến khám bệnh. Sau khi khám bệnh, gia đình này phát hiện trong nhà mất 10 lạng bạc. Con trai người bệnh nghi ngờ ông Ngụy đã lấy trộm, nhưng lại không dám chất vấn trước mặt, có người dạy anh ta cầm một nén hương đến quỳ trước cửa nhà thầy thuốc Ngụy. Ông Ngụy thấy anh ta như vậy, khó hiểu hỏi: “Anh làm gì vậy?”. Con trai người bệnh liền kể lại về việc mất ngân lượng.

Ông mời anh ta vào phòng riêng và nói: “Xác thực việc này là có. Tôi tạm thời lấy vì việc khẩn cần gấp, vốn là dự tính ngày mai khi khám bệnh sẽ lại lặng lẽ trả lại. Hôm nay anh đã hỏi ra, có thể lấy ngay về. Nhưng xin anh đừng nói cho người ngoài biết!”, nói đoạn ông liền đưa anh ta 10 lạng bạc.

Sau hôm người con trai cầm tiền về, bàn dân trăm họ đều than trách: “Lòng người thật khó lường!”, chẳng mấy chốc những lời gièm pha thầy thuốc Ngụy đã lan ra khắp vùng. Lão tiên sinh nghe được cũng không để ý, cũng chẳng để những lời sỉ nhục ông ở trong tâm.

Sự thật được sáng tỏ, chịu nhục không tranh biện là vì để cứu người

Ảnh minh hoạ.

Chẳng bao lâu sau bệnh nhân đã khỏi bệnh. Một ngày nọ, hai cha con dọn dẹp giường ngủ bất ngờ phát hiện gói bạc dưới tấm đệm, trong lòng kinh động, rồi ân hận thốt lên: “Thì ra không bị mất bạc, chúng ta đã hại lầm thầy Ngụy rồi. Chúng ta phải đứng trước dân chúng mà trả lại tiền cho thầy Ngụy, không thể để ông chịu oan ức được nữa!”

Vì vậy hai cha con cùng nhau đến trước cửa nhà lão thầy thuốc, hai tay lại cầm cây hương quỳ trước cửa. Lão thầy thuốc trông thấy, cười nói: “Hôm nay lại vì điều chi à?” Hai cha con họ hổ thẹn nói: “Bạc không bị mất, là chúng tôi trách lầm thầy, thật là đáng chết. Hôm nay chúng tôi đến để trả lại bạc cho tiên sinh. Thằng nhỏ vô tri, tùy ý tiên sinh đánh chửi!”

Lão thầy thuốc vừa cười vừa nâng hai cha con dậy, nói: “Có gì đâu? Không cần để nó trong lòng !”. Cậu con trai người bệnh lúc đó liền hỏi ông, vì sao cam lòng chịu nhục cũng không tranh biện?

Ông cười đáp: “Cha ngươi và ta là bà con, ta từ trước đến nay vốn biết ông ta cần kiệm, quý tiếc tiền bạc. Khi đó ông ta đang ốm nặng, nghe nói mất 10 bạc, bệnh tình ngược lại sẽ càng thêm nặng, thậm chí sẽ không khỏi. Cho nên ta thà mong gánh chịu ô nhục, mà để cha ngươi biết mất bạc đã tìm được, đem đau buồn chuyển thành vui vẻ, bệnh tự nhiên sẽ khỏi !”.

Nghe tới đây, hai cha con lại một lần nữa quỳ xuống khấu đầu: “Cảm tạ hậu đức của tiên sinh, không tiếc tự ô thanh danh của mình cũng phải cứu sống tôi. Tôi nguyện kiếp sau làm trâu làm ngựa để báo đáp đại ân đức của tiên sinh!” Lão thầy thuốc mời hai cha con họ vào nhà, bày tiệc rượu thết đãi, cuối cùng vui vẻ chia tay.

Lão thầy thuốc mời hai cha con họ vào nhà, bày tiệc rượu thết đãi, cuối cùng vui vẻ chia tay (Ảnh minh họa)

Sau hôm đó sự thật được sáng tỏ, mọi người mới biết những chê trách trước đó của họ đều là sai. Thầy thuốc Ngụy nhẫn chịu oan ức, là vì để cứu mạng người.

Kể từ đó, phúc báo của thầy thuốc Ngụy không ngừng đoạn dứt, con trai ông đỗ đạt tiến sĩ, hiển đạt làm quan ở Chiết Giang, đứng đầu giám sát quản lý sự vụ tư pháp và hình ngục. Thầy thuốc Ngụy khi đại thọ 80 tuổi còn được hoàng đế phong tước, cháu chắt ông cũng đều vô cùng hiển quý. Thời đó có câu: “ông trời hồi báo cho người thiện lương”, quả nhiên không sai!

Cao tăng đại Đường từng nói một câu: “Thị phi bất tranh là giải thoát”. Đại ý là không ở trong vòng thị phi, không giành đúng sai, khi người ta có thể nhảy ra khỏi vòng xoáy của thị phi, thì có thể từ các loại ưu tư buồn phiền đạt đến giải thoát tâm linh, nhà viết kịch Quan Hán Khanh thời Nguyên cũng có một câu nói: “tài đức là anh, ngu dốt là tôi, còn tranh gì nữa?”. Những cảm ngộ của bậc tiên hiền, thật sự cũng rất có công hiệu chữa bệnh vậy.

Theo “Tọa Hoa Chí Quả” – tập sách về những câu chuyện nhân quả, tác giả Uông Đạo Đỉnh thời Thanh

Hùng Hoàng

Exit mobile version