Đại Kỷ Nguyên

Làm hạ huyết áp chỉ sau 5 phút với bài tập đơn giản

Bệnh tim mạch, cao huyết áp gây đột quỵ được đánh giá là đáng sợ nhất đối với sức khỏe con người. Nhưng đây cũng là căn bệnh thường bị chủ quan nhất, ít người cảnh giác. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị nhưng ít nhiều đều có tác dụng phụ nặng hay nhẹ.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO: Cứ 10 người trong độ tuổi từ 25 trở lên thì có khoảng 4 người bị huyết áp cao. Mỗi năm, thế giới có khoảng 17,5 triệu người tử vong vì các bệnh tim mạch. Đáng báo động, con số này nhiều hơn gấp 4 lần so với số người tử vong do HIV/AIDS, lao phổi và sốt rét.

Không nằm ngoài quỹ đạo đó, ở Việt Nam số lượng những người mắc bệnh cao huyết áp cũng chiếm tỷ lệ rất cao. Năm 2000, toàn quốc có khoảng 16,3% người trên 25 tuổi bị cao huyết áp. Chín năm sau, năm 2009, tỷ lệ này tăng lên tới 25,4%.

Các bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới (Ảnh minh hoạ)

Việc lựa chọn biện pháp điều trị là điều các bệnh nhân rất quan tâm, giải pháp thường dụng hiện nay là dùng thuốc hạ huyết áp. Tuy nhiên nó luôn mang theo tác dụng phụ, thị trường thuốc điều trị cao huyết áp càng đa dạng thì bạn càng nên thận trọng trong việc chọn và dùng thuốc phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh của mình. Hãy tìm hiểu kỹ thông tin về tên thuốc, dạng thuốc, liều dùng, nhà sản xuất, tác dụng phụ… để sử dụng hiệu quả nhất.

7 tác dụng phụ thường gặp của thuốc hạ huyết áp

Theo Buzzle, Highbloodpressuremed, việc chọn sai thuốc, dùng không đúng hay lạm dụng thuốc sẽ mang lại cho bạn không ít rắc rối và nguy hiểm hơn nó có thể làm bệnh trầm trọng thêm.

1. Ho

Theo thống kê thì ho là một trong những hệ lụy của thuốc, ước tính có khoảng 10-15% bệnh nhân cao huyết áp có biểu hiện ho khi dùng thuốc. Lý do là trong thuốc có chứa chất ace gây ho. Những “biến thể” của ace bao gồm Coversyl, Lotensin, Monopril, Prinivil, Zestril, Accupril, Altace, Vasotec, và Capoten.

Khi có biểu hiện bị ho bạn nên ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ về việc thay đổi loại thuốc.

 2. Mệt mỏi và chóng mặt

Chóng mặt (Ảnh minh hoạ)

Khi mới dùng thuốc cao huyết áp, bệnh nhân có thể có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, đặc biệt với người cao tuổi. Nếu biển hiện này nhanh chóng biến mất và bạn cảm thấy tình trạng được cải thiện, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng. Thông thường mệt mỏi và chóng mặt sẽ dần mất đi sau từ 3-5 tuần dùng thuốc. Nếu tình trạng này kéo dài hơn, bạn cần sự tư vấn của bác sĩ.

3. Đi tiểu thường xuyên

Nếu bạn dùng loại thuốc huyết áp thuộc nhóm thuốc lợi tiểu thì bạn sẽ nhận thấy tần suất số lần đi tiểu của bạn nhiều hơn bình thường. Lời khuyên dành cho bạn là không nên uống thuốc vào buổi tối mà nên uống vào ban ngày để không bị mất ngủ.

4. Chứng loạn nhịp tim

(Ảnh minh hoạ)

Nhóm thuốc lợi tiểu giúp làm giảm hàm lượng kali trong máu thường được kê cho những bệnh nhân mắc cao huyết áp còn có thể dẫn đến chứng rối loạn nhịp tim.

5. Suy giảm chức năng tình dục

Khó cương cứng là rắc rối hàng đầu mà các quý ông dùng thuốc điều trị cao huyết áp phải đối mặt. Theo các dược sĩ thì đa phần các loại thuốc điều trị cao huyết áp đều tồn tại mặt trái này. Thậm chí nó còn có thể là nguyên nhân gây bất lực.

Các quý ông có thể sẽ cho rằng chỉ cần viagra là đủ để khắc phục sự cố này. Nhưng thực tế là, lạm dụng viagra có thể gây nên những hệ lụy sức khỏe và dẫn đến các rắc rối về tim mạch.

6. Trữ nước

Trữ nước (Ảnh minh hoạ)

Khi sử dụng các loại thuốc trị cao huyết áp dạng đối kháng calci như amlodipine hoặc nifedipine, bệnh nhân thường có những biểu hiện như sưng phù chân. Nguyên nhân là do cơ chế trữ nước của thuốc trong cơ thể gây nên.

7. Dị ứng

Mặc dù dị ứng với thuốc chữa cao huyết áp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng nó rất nguy hiểm. Bạn có thể nhận biết qua các biểu hiện như sưng phù mặt, cổ, tắc nghẹt đường thở. Trong một số trường hợp hiếm gặp nó còn gây nên tình trạng khó thở hoặc thở khò khè. Trong trường hợp này cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Bài tập đơn giản sau đây sẽ giúp bạn có hiệu quả tích cực trong điều trị mà không phải lo lắng về tác dụng phụ

Vận dụng chong chóng để làm bài tập (Ảnh minh hoạ)

Tự làm một cái chong chóng nhỏ bằng giấy (hoặc mua ngoài cửa hàng đồ chơi). Đứng hay ngồi tuỳ ý, tay cầm chong chóng, nhẹ nhàng thổi một hơi dài vào chong chóng cho nó quay tít, trong thời gian chong chóng đang quay thì mình nghỉ, rồi thổi tiếp hơi thứ 2, lại nghỉ rồi thổi tiếp hơi thứ 3, thổi đều đặn không cần dùng nhiều sức, miễn sao cho chong chóng lúc nào cũng quay tít không ngừng, thổi đến hơi thứ 20 thì nghỉ (đo trước và sau khi tập để kiểm chứng và điều chỉnh mức độ tập luyện).

Nếu thổi mạnh 20-30 hơi như những người thổi bếp lửa thì huyết áp cũng xuống dưới mức bình thường ngay, nhưng sau đó nhịp tim sẽ đập rất mạnh trên 100, xuất mồ hôi trán và xây xẩm. Còn đây là một phương pháp luyện hơi thở nhẹ nhàng đều đặn, có lợi ích tăng cường sức khỏe, tăng hồng cầu và sức đề kháng của cơ thể hơn là những người không tập luyện.

Cao Sơn – Hoàng Kỳ

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version