Đại Kỷ Nguyên

3 báu vật là ‘khắc tinh’ của các loại bệnh về tim mạch

Không phải ung thư, mà tim mạch mới là nguyên nhân gây ra số ca  tử vong hàng đầu trên thế giới. Hiện cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chiếm khoảng 33% tổng số tử vong. Tuy nhiên, PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng – Tổng Thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam khẳng định, bệnh tim mạch có thể chủ động phòng ngừa tích cực được.

Hiện nay, các phương pháp được áp dụng để điều trị căn bệnh này vẫn còn nhiều hạn chế và hầu như chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng nhất thời. Vì vậy, việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên đang là sự lựa chọn của đông đảo bệnh nhân. Vậy loại thảo dược nào có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch và giúp chúng ta được trường thọ? Hãy cùng tìm hiểu và thử ba loại “tam bảo” bồi bổ sức khỏe tim mạch sau đây.

Bệnh tim mạch có thể chủ động phòng ngừa tích cực được. (Ảnh: YouTube)

1. Tam thất: “Thánh dược” trị huyết chứng

Tam thất hay sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm là một loài thực vật thuộc họ nhân sâm. Tác dụng hoạt huyết, làm tan ứ huyết, sưng tấy của tam thất đã được công nhận từ xa xưa, là “thánh dược” trong điều trị các loại bệnh gây nên chảy máu. Tam Thất còn có những tên gọi mỹ miều như “thần thảo nam quốc” hay “vua của các loại nhân sâm”.

“Thánh dược” trong điều trị các loại bệnh gây nên chảy máu. (Ảnh: wiboyn.blogspot.com)

Theo Dược điển Việt Nam, tam thất có tác dụng dùng để trị thổ huyết, băng huyết, rong kinh, sau khi đẻ huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu. Bên cạnh đó còn có tác dụng làm tan ứ huyết, sưng tấy, dùng cho người thiếu máu nặng, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ. Theo Tây y trong củ tam thất có chứa chất acid amin, đường, các nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất saponin có tác dụng cầm máu, chống xuất huyết ngoài da và xuất huyết nội tạng đặc biệt có thể tiêu máu ứ và phù thũng do tai nạn. Theo Đông y, tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn và có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau hiệu quả.

2. Đan sâm: Trị ứ máu hoạt huyết hiệu quả

Đan sâm được mệnh danh là “huyết bệnh yếu dược” tức thứ dược quan trọng trị các bệnh liên quan đến huyết (Ảnh: cumargold.net)

Cây Đan sâm có tên khoa học Salvia miltiorrhiza Bunge, thuộc họ hoa môi. Cổ nhân có câu “Nhất vị Đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang”, nghĩa là Đan sâm có tác dụng ngang với bài thuốc quý Tứ vật – bài thuốc “bổ huyết điều huyết” kinh điển của y học cổ truyền. Đan sâm được mệnh danh là “huyết bệnh yếu dược” tức thứ dược quan trọng trị các bệnh liên quan đến huyết. 

Theo nghiên cứu lâm sàng của một nhóm nghiên cứu từ Nhật Bản và Trung Quốc chứng minh, tác dụng làm giãn và lưu lượng máu động mạch vành của các hoạt chất danshensu, tanshinon IIA trong vị thuốc Đan sâm. Nghiên cứu đã so sánh tác dụng của Đan sâm với thuốc Isosorbide dinitrate trên 1.536 bệnh nhân đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành. Kết quả cho thấy, nhóm bệnh nhân sử dụng Đan sâm giảm đau thắt ngực, chức năng tim đượccải thiện tốt hơn ở 93,4% số bệnh nhân so với 73,8% ở nhóm bệnh nhân dùng Isosorbidedinitrat.

Acid Salvianolic B (SAB) trong Đan sâm được chứng minh có tác dụng ức chế chức năng tiểu cầu, cụ thể là ức chế sự kết dính tiểu cầu với collagen bất động, bằng cách can thiệp với thụ thể collagen α2β1.

Những nghiên cứu lâm sàng của các nhà khoa học cho thấy có mối liên quan giữa tác dụng hoạt huyết, trị ứ máu của Đan sâm theo quan niệm của y học cổ truyền và sự chứng minh của y học hiện đại về tác dụng điều trị bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch tạo huyết khối gây nhồi máu cơ tim và tắc mạch não.

3. Sơn tra: Thực phẩm giúp hoạt huyết hiệu quả

Sơn tra, hay còn được gọi là quả táo gai, được người dân Trung Quốc và một số nước vùng Châu Á rất ưa chuộng. Sơn trà chứa hàm lượng vitamin rất cao, tương đương với táo đỏ và đào, giàu carotene và canxi. Người già nếu thường xuyên dùng loại quả này sẽ có thể kích thích thèm ăn, cải thiện giấc ngủ, phòng ngừa bệnh tim mạch. Vì vậy, nó được mọi người xem là “món ăn trường thọ”.

Sơn tra giúp mạnh tim, hạ áp, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, giãn mạch và chống loạn nhịp tim (Ảnh: soha.vn)

Theo Tây y Sơn tra có tác dụng lên hệ tuần hoàn (tim và mạch màu) và giảm đau an thần. Theo Đông y sơn tra có vị chua, ngọt tính ôn vào ba kinh tỳ, vị và can, tiêu được các thứ thịt tích trong bụng. Tuy nhiên theo các tài liệu cổ, sơn tra còn có thể hành ứ hoá đờm rãi, giải độc được cá, lở sơn, chữa tả lỵ, trị tích khối, huyết khối, giảm đau.

Kết hợp ba vị thuốc Tam thất, Đan sâm, Sơn tra theo tỉ lệ 1:2:3 nghiền thành bột mỗi lần từ 5~10g, dùng nước ấm hoặc nước đun sôi pha uống 3 lần/ ngày có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả các loại bệnh về tim mạch.

Theo secretchina
Kiên Định

Exit mobile version