Áp lực căng thẳng của nhịp sống hiện đại luôn làm chúng ta thấy mệt mỏi và đôi khi chán nản. Nam giới là trụ cột quan của gia đình những áp lực này có lẽ càng nhiều hơn. Vậy có cách nào để đảm bảo rằng đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời bạn vẫn sẽ khỏe mạnh?
Chúng ta thường có thói quen áp dụng y học hiện đại để thực hiện chăm sóc sức khỏe mà quên mất những kinh nghiệm và phương pháp dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe quý báu xa xưa của Đông Y. Sau đây là phân tích về một số phương pháp dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe của nam giới để độc giả nhất là những “trụ cột gia đình” cùng tham khảo và suy nghĩ.
Tại sao những người trẻ chúng ta lại sớm già yếu ?
Trong “Hoàng Đế Nội Kinh” có chỉ rõ nguyên nhân như sau: “Người hiện đại ngày nay quý rượu như tính mạng ham mê vô độ uống không giới hạn. Chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ, sau khi uống rượu lại sinh hoạt vợ chồng bừa bãi, ham mê sắc dục dẫn tới tinh kiệt âm khô và làm chân khí trong cơ thể hao tổn tới cạn kiệt. Họ không biết làm sao để giữ tinh khí đầy đủ, không quen sử dụng những biện pháp tự điều chỉnh tinh thần, chỉ biết chạy theo những ham muốn dục vọng cá nhân nhất thời mà vi phạm tới những phương pháp dưỡng sinh, đi ngược lại với những thú vui chân chính vốn cần có của đời người. Từ đó dẫn tới hô hấp cũng trở nên bất thường, sống tới tuổi năm mươi đã già yếu”. Tóm lại những sai lệch trong thói quen sinh hoạt hằng ngày sẽ dần dần làm hao tổn tinh khí của cơ thể từ đó dẫn tới sự già yếu về thể chất và hình dáng.
Người xưa dưỡng sinh như thế nào để có thể sống thọ, sống khỏe tới trăm tuổi?
Một nguyên nhân giúp người xưa có thể sống thọ đó là biết thuận theo tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên. Biết thuận theo sự biến đổi của âm dương ngũ hành để tự điều chỉnh thay đổi âm dương trong cơ thể. Lại biết vận dụng những phương pháp như khí công, thiền định… để điều dưỡng tinh thần và tu dưỡng bản thân. Ngoài ra còn thực hiện ăn uống sinh hoạt điều độ, không lao lực làm việc quá sức bởi vậy có thể làm cho tinh thần và hình thể cân đối hài hòa, sống khỏe không bệnh, sống tới thọ mệnh đời người nên đạt tới mới qua đời.
Theo các thầy thuốc hàng đầu Trung y cổ xưa, đây là những cách chăm sóc sức khỏe và thể lực tốt nhất dành cho nam giới:
1. Massage chăm sóc sức khỏe
Huyệt Dũng Tuyền
Tay trái nắm vào ngón chân trái sao cho huyệt Lao Cung ở lòng bàn tay phải đối xứng huyệt Dũng Tuyền ở lòng bàn chân trái massage nhiều lần cho tới khi lòng bàn chân nóng lên. Sau đó hơi quay gót chân và đổi tư tư thế lại dùng huyệt Lao Cung ở lòng bàn tay trái xoa vào huyệt Dũng Tuyền ở lòng bàn chân phải. Lặp lại hai động tác này nhiều lần.
Kiên trì thực hiện có thể trị chứng mỏi gối, giúp hai chân khỏe dẻo dai, đi lại nhẹ nhàng.
Trị mất ngủ: Theo Đông y, mất ngủ còn gọi là thất miên, do tâm tỳ hư, thận âm hư, can can khí uất gây nên, dẫn đến mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Biện pháp massage này có thể giúp tâm và thận liên hệ với nhau. Nguyên nhân chủ yếu là bởi huyệt Lao Cung ở lòng bàn tay thuộc Tâm Bào Lạc Kinh, huyệt Dũng Tuyền dưới lòng bàn chân thuộc Thận Kinh. Thông qua cách massage đan chéo như vậy có thể giúp tâm và thận lưu thông và hỗ trợ giúp ngủ ngon.
Huyệt Quan Nguyên
Theo “Trung y cương mục”, huyệt vị này được coi là cửa (Quan) của nguyên khí (Nguyên), vì vậy nó có tên gọi là Quan Nguyên. Huyệt vị này nằm dưới rốn, được mệnh danh là “âm mạch chi hải”, còn được gọi là vùng hạ đan điền.
Các tài liệu y học cổ truyền cho rằng, Quan Nguyên là huyệt hội của ba kinh âm và mạch nhâm, được cổ nhân coi là nơi “nguyên âm và nguyên dương giao nhau trong cơ thể”. Huyệt vị này tập trung nguyên khí và có vai trò đặc biệt quan trọng.
Theo đó, thường xuyên massage huyệt Quan Nguyên sẽ đem lại công hiệu chủ đạo là bổi bổ nguyên khí, giúp thân thể cường trạng, hồi dương, khử hàn thấp, tăng cường khả năng miễn dịch và đặc biệt là dưỡng thận đối với các quý ông.
Khi massage huyệt vị này, trước tiên bạn nên ấn vào trung tâm của huyệt, dùng tay lần lượt day xoa theo chiều ngược kim đồng hồ và thuận kim đồng hồ, mỗi lần duy trì từ 3-5 phút. Sau đó, tùy vào hô hấp, bạn ấn giữ huyệt Quan Nguyên không quá 3 phút.
2. Ngâm chân trước khi ngủ
Đông Y coi bàn chân là “trái tim thứ hai” của cơ thể; đồng thời trên cơ thể, phần quan trọng nhất là phủ tạng, khí quan, mà những cơ quan này lại biểu hiện ra bên ngoài ở những khu vực khác nhau trên cơ thể.
Trong dân gian có câu nói: Giàu có thì uống thuốc bổ, nghèo khó thì ngâm chân. Điều này có nghĩa ngâm chân không khác gì thuốc bổ. Theo các tài liệu lịch sử Trung Quốc lưu truyền từ xa xưa những vị hoàng đế nổi tiếng như Càn Long, Từ Hi Thái hậu… là những người thường xuyên dùng liệu pháp ngâm chân. Với Từ Hi, bà tùy chỉnh nước ngâm chân theo mùa. Khoa học hiện đại đã chứng minh lòng bàn chân là khu vực phản ánh tình trạng sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể. Do đó, ngâm chân có thể kích thích vùng phản ứng tương ứng, thúc đẩy tuần hoàn máu, điều chỉnh nội tiết, tăng chức năng các cơ quan nội tạng.
3. Ăn thực phẩm giúp bổ thận
Đậu đen
Đông y gọi đậu đen là ô đậu hay hắc đại đậu… những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy. Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt. Các món ăn từ đậu đen:
- Canh đậu đen hầm chân gà: giúp bổ thận
- Bồi bổ cho phụ nữ sau khi sinh bị suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu: đậu đen 50g, gà ác 1 con, hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 lần, rất mau lại sức.
- Trị mắt mờ ở người cao tuổi, nhìn không rõ, hay bị hoa mắt, chóng mặt: đậu đen 100g, mè đen 100g. Sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống lâu ngày, mắt dễ chịu hoặc đỡ mờ hơn.
- Trị âm hư hỏa vượng (biểu hiện sốt về chiều, đau đầu, mặt bừng nóng, mắt đỏ, dễ tức giận): đậu đen 50g, lá dâu tằm ăn 20g. Đổ vào 1 lít nước, nấu cho sôi kỹ, lọc lấy nước uống dần trong ngày.
Hải sâm
Theo Đông y hải sâm có vị mặn, tính ấm đi vào các kinh Tâm, Tỳ, Thận và Phế. Có công năng bổ thận ích tinh, thêm tinh tủy, tráng dương, sát khuẩn, dưỡng huyết nhuận táo, sử dụng trị các chứng bệnh như huyết hao tổn, hư nhược, liệt dương, di tinh, mộng tinh, tiểu tiện nhiều lần, táo bón, lỵ kinh niên.
Trong nhiều y thư cổ như: Bản thảo tùng tân, Bản thảo nhiếp yếu, Cương mục thập di, Dược tính chỉ nam… đều nói hải sâm bổ thận kinh, ích tinh tủy, tiêu đờm dãi, giữ gìn điều nhiếp tiểu tiện, có tính tráng dương, sát khuẩn, chữa trị được chứng lở có sâu, lại giáng được hỏa, bổ ích thận, thông lợi tràng vị, nhuận chỗ táo kết, trị mọi chứng hư lao, ốm yếu gầy còm. Đặc biệt có khả năng kháng ung thư nên còn được phối hợp trong trị liệu ung thư…
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Kiên Định