Ngọc Lâm là một bác sĩ Trung Quốc chuyên chữa bệnh bằng Trung Y, ông đã học tập trong nhiều năm và nhận ra rằng bệnh tại tâm sinh, học thuyết Âm-Dương Ngũ hành thực sự có ích trong điều trị bệnh.

Ngày nọ, một bệnh nhân có tên là Rae đến nhờ ông chữa căn bệnh Parkinson. Bà Rae cho biết một người bác sĩ Tây y của bà đã giới thiệu bà đến phòng khám của ông để nhờ chữa giúp căn bệnh khiến bà phải chịu đựng khổ sở trong suốt 3 năm nay. Hai tay bà thường bị run, tay phải run nhiều hơn tay trái, điều này khiến bà rất khó khăn khi gắp thức ăn vì chúng luôn bị rơi trước khi đến được miệng bà.

Parkinson khiến tay run, khó kiểm soát các vận động

Qua một vài đợt điều trị cho bà Rae, bác sĩ Ngọc Lâm nhận thấy căn bệnh tuy có đỡ nhưng vẫn bị tái phát.  Do vậy, ông bắt đầu cẩn thận hỏi han về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống của bà trong vài năm gần đây. Bà đã kể lại cho ông nghe câu chuyện của bà, về những sự việc đã giày vò bà trong suốt 3 năm qua. Trong khi kể chuyện, tâm trạng bà thay đổi từ bình tĩnh sang kích động, giận dữ, và sau đó là buồn phiền. Chứng kiến những cảm xúc đó của bà, bác sĩ Ngọc Lâm đã nhận ra đâu là nguyên nhân thực sự của căn bệnh và cách mà tai ương đã đến với bà Rae.

Bà Rae đã chia sẻ với bác sĩ rằng: “Chồng tôi và tôi sở hữu và điều hành một công ty vận tải container đường biển, và chúng tôi xây được một biệt thự trên một hòn đảo. Hòn đảo đó chỉ có hai gia đình, là nhà tôi và nhà hàng xóm, chúng tôi chỉ có một con đường chung để đi vào nhà. Do con đường bị xuống cấp nặng nên vợ chồng tôi đề nghị với hàng xóm cùng san sẻ phí tổn để sửa chữa nhưng họ đã từ chối, vợ chồng tôi không còn cách nào khác đành phải tự thuê nhà thầu sửa lại đường.

Trong quá trình thi công, nhà thầu đó đã vô tình để lại một đống đá giữa đường và làm phiền nhà hàng xóm đó. Điều này khiến họ tức giận, cho rằng chúng tôi đã hành xử hấp tấp và cố tình gây sự với họ, họ đã đóng cửa lối vào khu đất của nhà họ, đây lại chính lối tắt chúng tôi thường đi để vào biệt thự của mình. Thế là chúng tôi phải lái xe thêm vài dặm nữa mới đến được nhà chúng tôi. Chồng tôi đã nói chuyện với họ bằng những ngôn từ thô lỗ, ông tức giận cắt đường cấp nước của nhà họ mà trước đây họ đã nối vào đường cấp nước nhà tôi để tiết kiệm tiền. Điều này khiến gia đình hàng xóm tức điên, họ xây một đống đá ở chính giữa con đường, chặn đứt hoàn toàn con đường vào nhà chúng tôi.

Chỉ vì 2000 đô-la sửa đường, hai nhà chúng tôi đã hoàn toàn trở thành kẻ thù không thể hàn gắn

 Tệ hai hơn nữa là cả hai bên phải tìm kiếm sự trợ giúp pháp lý, và kết thúc với chi phí 2 triệu đô-la. Trong 3 năm qua, chúng tôi đã không thể sống trong căn biệt thự ấy được nữa. Hàng xóm của chúng tôi cũng không thể sống trong căn nhà của họ nữa. Xung đột giữa chúng tôi giờ đã trở thành một cuộc chiến sống còn. Do tòa án đã không đưa ra phán quyết, chúng tôi không thể bán căn biệt thự và cũng không thể sống ở đó trong khi vẫn phải duy trì ngôi nhà…”. Bác sĩ Lâm nhận thấy rằng khi bà nói, người bà run lên với sự giận dữ, mặt đỏ và bà dường như ở bên bờ vực của sự suy sụp.

Chứng kiến nỗi đau và tức giận của bà, ông nhận ra căn nguyên của sự tái phát bệnh, đó chính là sự giận dữ. Sự giận dữ làm hại gan, làm hại luồng lưu thông khí huyết, làm hại tinh thần và cơ thể của bà Rae. Thực ra bà cần hiểu rằng mâu thuẫn giữa bà và hàng xóm không là gì cả, không nên để nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chính bà. Đáng lẽ ra, bà chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ, xung đột đó có thể dễ dàng bị xua tan; nhưng giờ đây, do không thể nhẫn nhịn, việc nhỏ đã trở thành việc lớn tới mức hao tiền tốn của, gây hại sức khỏe và phiền não vô tận cho bà.

Bác sĩ Ngọc Lâm hiểu rằng bệnh của bà không thể chữa được bằng thuốc, mà phải chữa từ căn nguyên gốc rễ.

Do đó ông đã chia sẻ với bà Rae về chữ “Nhẫn”, chữ “Nhẫn” trong tiếng Trung gồm hai cấu phần, đó là chữ tim (tâm) ở phía dưới và chữ đao/dao ở phía trên. Người nhẫn được là người sẵn sàng chịu đựng các mâu thuẫn, cho dù họ cảm thấy đau đớn như có đao búa đè lên tim. Bác sĩ Lâm giải thích cho bà về nghe nguyên lý: “Lùi một bước, biển rộng trời cao”.

Sau khi lắng nghe, bà Rae nói rằng ước gì bà nghe được những điều này từ 3 năm trước thì mọi việc đã không tồi tệ như ngày hôm nay. Rồi khi bác sĩ chia sẻ với bà về ba chữ: “Chân – Thiện – Nhẫn”, về luân hồi và quy luật nhân quả, nghiệp lực luân báo, bà Rae thốt lên: “Ôi, lạy Chúa, phải chăng chúng tôi đã quá xa rời Chân-Thiện-Nhẫn nên mới phải chịu những bất hạnh này? Có lẽ chúng tôi đã làm rất nhiều điều xấu cả trong kiếp trước và kiếp này nên giờ đây mới phải chịu báo ứng – chẳng phải đó chính là nguyên nhân của những bất hạnh? Chẳng phải đó là những lời cảnh tỉnh: Thượng Đế để chúng ta làm người, để chúng ta có thể tốt với người khác?”.

Tay bà Rae không ngừng run lên, khi ra về, bà nói với với bác sĩ Lâm: “Bác sĩ, ông đã làm khuây khỏa những phiền muộn và oán giận trong 3 năm qua của tôi.” Bác sĩ không nói gì thêm, ông nhìn bà đi khuất với một cái thở phào nhẹ nhõm. Vậy là một sinh mệnh khác đã hiểu về quy luật của cuộc sống, về ba chữ “Chân – Thiện – Nhẫn”, ông hy vọng một ngày kia, bà sẽ ngày càng nhận ra những lý do và nguyên nhân đằng sau tất cả bệnh tật và sự phiền muộn của bà.

Theo Chánh Kiến

Nhật Hạ tổng hợp

Xem thêm:


Chuyên mục Sức khỏe của ĐKN nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều khoa học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.