Một ly nước uống sau khi thức dậy buổi sáng sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, bổ sung nước, dinh dưỡng cần thiết nếu bạn chọn đúng, ngược lại cơ thể sẽ mệt mỏi, mất nước và sinh ra nhiều bệnh tật. Hãy xem thói quen lâu nay của bạn có đúng không nhé.
Sau khi thức dậy buổi sáng, nhiều người có thói quen uống một ly nước để cơ thể được khỏe mạnh. Nhưng ly nước như thế nào mới thực sự tốt?
5 loại nước không nên uống sau khi thức dậy buổi sáng
1. Nước trái cây, nước ngọt
Có người cho rằng sáng ngủ dậy uống một tách nước trái cây tươi có tác dụng giải khát, lại có dinh dưỡng, nhưng bạn đã sai lầm. Uống tách nước trái cây lúc này không thể cung cấp phần nước cần thiết nhất cho cơ thể, hơn nữa dưới trạng thái thiếu nước đã ‘bắt’ đường ruột tiến hành công việc, không tốt cho sức khỏe. Nếu lúc này uống nước trái cây, coca, nước ngọt… bán trên thị trường càng là sai lầm lớn, thức uống chứa cacbonate như coca và nước ngọt sẽ tăng đào thải canxi, uống sáng sớm không thể bổ sung phần nước thiếu cho cơ thể hiệu quả mà còn sẽ làm tăng nhu cầu nước của cơ thể.
2. Nước muối nhạt
Không ít người cho rằng uống nước muối nhạt có ích cho sức khỏe, sáng thức dậy thì dùng nước muối nhạt, đây là hiểu biết sai lầm. Nghiên cứu cho thấy, khi ta ngủ cả đêm chưa uống một giọt nước nào, mà việc hít thở, ra mồ hôi, bài tiết nước tiểu vẫn được tiến hành, những hoạt động sinh lý này cần tiêu hao rất nhiều nước.
3. Sữa bò
Sáng uống sữa bò tốt, nhưng với ‘tách đầu tiên’ thì sai, uống sữa bò lúc đói chẳng qua là ‘xuyên qua ruột’, dạ dày tiêu hóa không kịp, ruột non hấp thu không kịp, giá trị dinh dưỡng của sữa bò cũng không ‘thể hiện’ được, còn có người xảy ra phản ứng ‘dị ứng’ như bụng đầy hơi, việc tốt biến thành việc xấu. Do vậy, sáng uống sữa bò được dùng như bữa ăn sáng, hơn nữa nhất định cần dùng chung với carbohydrate, có vậy mới phát huy giá trị dinh dưỡng của protid.
4. Nước đun sôi để nguội đã lâu ngày
Bình thường bạn tin rằng nước đun sôi để nguội là tốt, coi như bạn đã thực hiện “ăn chín uống sôi”. Thế nhưng nếu nước đã đun sôi để nguội lâu ngày thì trong nước đó, các chất hữu cơ có chứa nitơ sẽ tiếp tục được chuyển hóa thành nitrit.
Khi nước đó được lưu trữ quá lâu không thể tránh khỏi sự nhiễm khuẩn, làm tăng tốc độ phân hủy nitơ hữu cơ. Khi đó nếu bạn uống nước để quá lâu này, có thể làm chậm quá trình vận chuyển oxy, ảnh hưởng đến chất lượng máu của cơ thể và có thể bạn vẫn bị nhiễm khuẩn giống như bạn đã uống nước chưa đun sôi.
Mặt khác các nhà khoa học cũng khuyên chúng ta: không nên đun đi đun lại nước đã sôi hoặc đun sôi quá lâu. Theo đó, tốt nhất bạn chỉ nên đun nước sôi đủ uống và uống chúng trong vòng 24 giờ. Không uống nước đun sôi để nguội lâu ngày vì dễ bị nhiễm khuẩn và biến chất.
Sáng thức dậy uống nước đun, làm cho máu huyết loãng nhanh, ‘uốn nắn’ sự thoát nước tính thẩm thấu cao cả đêm. Trái lại, uống nước muối nhạt càng tăng thoát nước tính thẩm thấu cao, làm cho ta càng khô miệng. Mặt khác, sáng sớm là giờ ‘cao điểm’ đầu tiên tăng huyết áp, uống nước muối nhạt sẽ làm huyết áp tăng cao.
5. Nước đá
Trên thực tế, nhiều người thích uống một ly nước lạnh vào buổi sáng, nhất là vào mùa hè, thế nhưng việc làm này không tốt. Bởi khi mới ngủ dậy, cơ thể vẫn chưa hoạt động bình thường, nước lạnh hay nước đá sẽ gây co mạch máu của niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng và kích thích tiêu hóa, tăng tốc nhu động đường ruột, thậm chí gây đau bụng nhẹ, hoặc đau dạ dày hay tiêu chảy. Uống nước đá buổi sáng còn gây co mạch máu niêm mạc dạ dày và nhiều rối loạn khác.
Nếu bạn uống nước đá kèm với đồ uống ngọt, uống khi đói bụng dễ dẫn đến đau dạ dày. Mặt khác, khi nước đá đi vào họng sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, co thắt đột ngột, giảm huyết dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh, dẫn đến đau họng, giọng nói khàn, dễ sinh ra cảm lạnh và ho, thậm chí viêm thanh quản và viêm phế quản.
Ngoài ra uống nước đá cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng sinh lý của hệ thống sinh sản, đặc biệt là phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh. Nếu tổn thương tử cung kéo dài cũng có thể gây vô sinh. Ở đàn ông, uống nước đá quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh trùng, gây các bệnh viêm mũi, viêm họng, thanh quản, phế quản, amidan, cảm lạnh…
3 loại nước dùng tốt cho cơ thể sau khi thức dậy vào buổi sáng
1. Nước đun sôi để nguội
Sáng sớm uống nước, uống nước đun có nhiệt độ ngang với nhiệt độ phòng là tốt nhất, nhằm cố gắng giảm thiểu kích thích đường ruột. Nghiên cứu khám phá rằng, nước đun sôi để nguội đến 20 – 25oC là chọn lựa tốt nhất, bởi trong đó chứa hoạt tính sinh học, sẽ thẩm thấu qua màng tế bào thúc đẩy trao đổi chất, tăng cường chức năng miễn dịch cơ thể. Phàm ai thói quen uống nước ấm hay nước đun để nguội, trạng thái trao đổi chất tốt, axit lactic tích tụ trong tổ chức cơ bắp giảm thiểu, do vậy không dễ cảm giác mỏi mệt, hơn nữa nguyên tố Ca, Mg trong nước đun rất có ích đối với sức khỏe.
2. Nước mật ong
Tương tự, sáng thức dậy uống một tách nước mật ong càng khoa học. Cơ thể sau khi trải qua một đêm ngủ, phần lớn nước trong cơ thể đã được bài tiết và hấp thu, lúc đói uống một tách nước mật ong, vừa bổ sung phần nước, vừa tăng dinh dưỡng, hoàn toàn có thể thay thế nước đun.
3. Nước chanh
Nếu quan tâm đến kiến thức làm đẹp và giảm béo qua sách báo, bạn sẽ khám phá rằng, táo bón là một trong những ‘hung thủ’ kết liễu vóc dáng, vẻ đẹp của bạn. Đúng vậy, một khi táo bón hình thành, chất bã tồn đọng dần sẽ biến thành độc tố, phản ánh đến làn da của bạn. Cho nên, mỗi sáng thức dậy, tốt nhất trước khi ăn, uống một tách chanh tươi pha với nước đun. Chớ xem thường tách nước xổ độc này, nó không chỉ là chất trung hòa kiềm toan cơ thể tốt nhất, mà còn đạt hiệu quả trừ táo bón, bài trừ độc tố. Ngoài ra, nếu có hôi miệng, tách nước chanh có sự cải thiện thần kỳ.
Cao Sơn
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.