Đại Kỷ Nguyên

Lợi ích của giấm thật tuyệt vời, thuốc tây hiện đại cũng không thay thế được

Từ hàng nghìn năm trước nhân loại đã biết sử dụng giấm ăn, và cho đến tận hôm nay người ta vẫn luôn ngạc nhiên trước công dụng tuyệt vời mà loại gia vị này mang lại.

Khoảng 5.000 năm TCN, người Babylon đã biết dùng trái chà là để làm rượu và giấm. Vết tích của giấm đã được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại từ 3000 năm trước công nguyên. Theo sự tích Thần Nông, giấm cũng được tìm thấy ở Trung Quốc từ đời nhà Hạ vào 3.000 năm TCN. 500 năm TCN, ở Hy Lạp, Hippocrates, ông tổ sáng lập ngành y học hiện đại đã dùng giấm làm từ nước táo hòa với mật ong để trị những bệnh ho và cảm lạnh.

Giấm chủ yếu được lên men từ gạo nếp, cao lương, gạo, ngô, lúa mì, đường và rượu, hoa quả. Trong bữa ăn hằng ngày đây là một gia vị không thể thiếu, trong chăm sóc sức khỏe, giấm là một loại thuốc tuyệt vời.

Khoảng 5000 năm trước công nguyên, người Babylon đã biết dùng trái chà là để làm rượu và giấm. ( Ảnh: The epochtime)

Đông Y nhìn nhận công hiệu của giấm

Theo ghi chép trong “Thần nông bản thảo kinh sơ”, giấm có vị đắng, chua, hơi ôn, không độc, giúp dẫn thuốc vào can, hành thủy tiêu thũng, giải độc, tán ứ. Công năng điều vị tiêu thực, tán ứ, giải độc sát khuẩn, hoạt huyết. Khi uống nhiều rượu say có thể uống chút giấm chua có thể giúp giải rượu, tiêu hóa thức ăn, lưu thông khí huyết, loại bỏ tà khí.

Thời xưa khi phụ nữ sinh con thường dùng mùi giấm và các loại cỏ thơm xông trong phòng sinh. Khi sản phụ sinh con bị thương, sung huyết, choáng hay đột nhiên trúng tà khí mà ngất xỉu có thể dùng lửa đốt giấm để mùi giấm tràn ngập trong phòng. Cách làm này có thể trợ giúp khí huyết người bệnh lưu thông, tinh thần tỉnh táo.

Trong cuốn “Bản thảo cương mục” ghi rằng giấm có thể điều trị lở loét, huyết khối hoặc với các loại bệnh như đau tim… Đều có thể dùng tính chua của giấm để loại bỏ tắc nghẽn và loại bỏ khí độc.

Nghiên cứu của Tây y về công dụng của giấm

Các nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra rằng giấm có thể chống oxy hóa, cải thiện tiểu đường, giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Thậm chí có nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng uống giám có thể cải thiện chức năng nhận thức của đại não.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Diabetes Care của Mỹ chứng minh giấm có thể cải thiện tình trạng kháng insulin và tiểu đường tuýp 2.

Dùng 2 thìa giấm làm tử quả mâm xôi có thể giúp giảm cân. (Ảnh: sbar.com)

Giấm có thể hỗ trợ giảm cân. Trong một nghiên cứu của Mỹ, các chuyên gia đã thực hiện thử nghiệm trên 2 nhóm. Một nhóm hằng ngày dùng 2 thìa giấm làm tử quả mâm xôi, đồng thời không cần hạn chế ăn uống kết quả sau 4 tuần trọng lượng giảm xuống. Một nhóm khác uống nước ép quả nam việt quất, kết quả sau bốn tuần cân nặng vẫn tăng lên.

Các chuyên gia nhận định, giấm có thể ức chế cảm giác thèm ăn, đồng thời có thể cải thiện lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Bài thuốc tuyệt vời từ gừng tươi và giấm

Gừng ngâm giấm nâu là một trong những sự kết hợp độc đáo kỳ diệu của Đông y. Ngoài việc làm ấm dạ dày, giảm cân, ngừa rụng tóc, ngăn ngừa các bệnh mãn tính, vị thuốc này còn có thể cải thiện hiệu quả sự thiếu dương khí trong cơ thể con người, đặc biệt là đối với nam giới.

Gừng ngâm giấm giúp giảm cân, làm ấm dạ dày và ngăn ngừa các bệnh mãn tính. (Ảnh: hepioneerwoman.com)

Cách làm:

Dùng gừng tươi, rửa sạch, để ráo nước, cắt thành từng lát mỏng, cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy.
Dùng giấm nâu đổ vào ngập gừng. Ngâm ít ngày cho đến khi giấm ngấm vào gừng, chuyển sang màu nâu là có thể dùng được. Làm hết đợt này lại làm tiếp đợt khác để sử dụng quanh năm.

Mỗi ngày ăn 2-3 lát gừng ngâm giấm mỗi sáng giúp lưu thông máu (Ảnh: leha.com)

Cách ăn:

Mỗi ngày ăn 2-3 lát nhỏ.
Cách tốt nhất để ăn gừng ngâm giấm là vào buổi sáng, cùng bữa ăn sáng. Khi đó, dạ dày đang làm việc thì máu sẽ lưu thông tốt hơn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng tốc tuần hoàn máu, có thể làm mới và sản sinh các tế bào.

Nếu ăn khoảng 20ml giấm đã ngâm còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp, giảm mỡ máu. Kiến nghị người bị mỡ máu cao, huyết áp cao nên sử dụng món này.

Lưu ý:

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Kiên Định

Exit mobile version