Chúng ta thường chỉ biết tới cây xương rồng bề ngoài trông xù xì gai góc trồng làm cây cảnh hay hàng rào. Thế nhưng nó còn rất nhiều công dụng khác mà nhiều người trong chúng ta có thể chưa biết tới như làm thuốc, thực phẩm và chống tia tử ngoại…
Bề ngoài đầy gai khó gần nhưng có sức chịu đựng kiên cường và có nhiều tác dụng hữu ích cho con người.
Xương rồng trong y học dân gian
Xương rồng có rất nhiều loại, loại dùng để chưng bày trong nhà, loại trồng để làm tường rào, loại dùng ăn được, chữa bệnh,… vì vậy mọi người phải biết loại nào có tác dụng chữa bệnh để chọn lựa cho đúng. Trong thân xương rồng có chứa nhiều hoạt tính hóa học triterpenoid: taraxerol, taraxerone, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol. Còn có các acid citric, tartric và fumaric. Nhựa cây xương rồng chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol. Rễ cũng chứa taraxerol.
Trong Đông y, xương rồng là loại cây có tính hàn, vị đắng và có chất độc nếu không biết cách sử dụng. Thân cây có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng; lá có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc hành ứ; nhựa cây có tác dụng tả hạ trục thuỷ, chống ngứa; nhị hoa có được thanh nhiệt tiêu thũng. Xương rồng 3 cạnh (xương rồng ông) và xương rồng bẹ là hai loại xương rồng phổ biến nhất, thường được sử dụng để làm thức ăn và chữa bệnh rất hiệu quả.
Chiết xuất dung dịch từ thân cây xương rồng có thành phần kháng sinh. Nó cũng được dùng để chữa bệnh thấp khớp, phù, xóa mụn cóc, các chứng bệnh ngoài da. Thân cây sắc lấy nước có thể chữa bệnh gút. Dân gian thường dùng nhựa cây làm thuốc chữa đau bụng.
Tại Ấn Độ, người ta dùng xương rồng tươi nghiền nát, đắp vào chỗ sưng nhọt và chữa một số bệnh ngoài da, phù thũng. Quả dùng làm thuốc trị bệnh ho gà.
Trong y học dân gian Mexico, xương rồng dùng để điều trị bệnh lậu, tiểu đường, hen suyễn, huyết áp, các vấn đề về tiêu hóa và bệnh tăng nhãn áp.
Ở vùng nam châu Âu, Bắc Phi, Ấn Độ, Úc, Nam Mỹ, Mexico, quả xương rồng được xem như một loại quả ngon ngọt, giải khát, có mùi vị giống như dưa hấu.
Một số bài thuốc trị bệnh từ cây xương rồng:
1. Trị đau lưng
Theo một số bài thuốc dân gian xương rồng có thể sử dụng làm thuốc trị đau lưng bằng cách luộc xương rồng Opunitia để ăn.
2. Điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi
Cây xương rồng Lê Gai còn gọi là cây Tiên Nhân Chưởng cũng là một loại xương rồng họ Opunitia được đề nghị sử dụng nhiều trên thế giới nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi…
Ở Nhật bản còn phổ biến một loại chất ngọt sinh học chiết xuất từ enzim của một loại xương rồng để pha chế cà phê mà không dùng đường. Một ly cà phê như vậy có giá khoảng 340’000 VNĐ ( 15$ ) và nó an toàn cho những người bị tiểu đường vì không chứa đường mà chỉ gây nên cảm giác ngọt.
3. Chữa sốt
Nước ép từ quả của cây xương rồng trộn với mật ong, chia ra từng liều nhỏ giúp thúc đẩy khạc ra đờm. Vì có tính mát, giải nhiệt nên thân cây này có thể chữa sốt.
4. Chữa đau răng
Hái cành xương rồng rồi cạo bỏ gai, đem nướng cho nóng mềm, giã nát, nhặt bỏ xơ, thêm ít muối. Sau đó đặt vào chổ răng đau ngậm chặt lại. Khi chảy dãi, bạn nhổ ra.
Thực hiện 3-4 ngày. Sau mỗi lần ngậm bạn nhớ súc miệng tránh nuốt vào vì có thể gây tiêu chảy.
5. Chữa mụn nhọt
Lấy cành xương rồng rồi bổ làm đôi, hơ trên lửa cho nóng. Vừa hơ, bạn vừa áp mặt cắt vào mụn nhọt đang sưng đau, độc sẽ tự tiêu.
Bạn cũng có thể lấy một đoạn xương rồng rồi cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi đắp vào mụn hay nhọt đầu đinh để trị.
6. Làm hạ đường huyết:
Nhiều nghiên cứu cho thấy xương rồng còn giúp hạ đường huyết. Tác dụng hạ đường huyết mạnh hơn khi bạn dùng 500g lá nấu sôi, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường bình ổn
Xương rồng giúp giảm bớt tác hại của tia tử ngoại phát ra từ các thiết bị điện tử
Vì sao xương rồng thường được đặt gần máy tính hay các thiết bị điện tử…? Có phải chỉ để trang chí cho đẹp chăng? Mặc dù chúng ưa môi trường nắng gió.
Lý do chính là vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học xương rồng có thể giúp giảm bớt tác hại của tia tử ngoại phát ra từ máy tính hay các thiết bị điện tử bằng việc hấp thu một phần các tia tử ngoại này.
Ngoài ra, cây xương rồng vào ban đêm sẽ hấp thụ khí carbon dioxide và giải phóng oxy. Nên nó thích hợp đặt trong phòng ngủ.
Trong số các mẹo chống tác hại của tia tử ngoại gây ra bao gồm: uống nước trà, ăn nhiều chuối…thì biện pháp sử dụng một chậu xương rồng đặt gần máy tính hay thiết bị điện tử đem lại hiệu quả hơn cả và cũng rất đơn giản.
Xương rồng làm thực phẩm
Đây chắc hẳn là một điều khá lạ lẫm với nhiều người bởi ít ai nghĩ tới loài cây đầy gai góc này lại làm nên những món ăn ngon tuyệt vời. Nào là salad xương rồng, xương rồng sào ớt, gỏi xương rồng …theo thống kê có khoảng hơn 350 món ăn chế biến từ xương rồng. Ở Mêhicô và các quốc gia Châu Mỹ thì món ăn từ xương rồng rất phổ biến, chúng thường được sơ chế và bán như một món rau thường ngày.
Loại xương rồng thường được sử dụng làm thức ăn chủ yếu là xương rồng họ Opunitia, một loại xương rồng mỏng rẹt có hình elip, tên khoa học là Nopal. Gần đây loại xương rồng này đã được du nhập vào nước ta và được trồng ở Ninh thuận. Bộ phận của xương rồng được sử dụng làm thực phẩm không chỉ bao gồm thân mà quả của chúng còn rất được ưa chuộng với món sinh tố xương rồng không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt.
Hoàng Kỳ tổng hợp
Xem thêm:
- Video: Vẻ đẹp kinh ngạc của hoa xương rồng Nam Mỹ sớm nở tối tàn
- Bỏ nghề y, kiếm thu nhập trăm triệu nhờ xương rồng
- Hoa Ưu Đàm – Loài hoa Phật 3000 năm xuất hiện một lần, khai nở trên khắp Việt Nam (Ảnh)
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.