Đại Kỷ Nguyên

Lý giải những nguyên nhân gây đau bụng dưới ở phụ nữ

Đau bụng dưới hay đau vùng chậu khá phổ biến ở phụ nữ. Tại đây tập trung các cơ quan sinh sản, nên nhiều người thường liên tưởng đến chúng nhưng thực ra không chỉ vậy.

Các cơn đau bụng dưới xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể chúng cảnh báo các vấn đề liên quan đến sinh sản, rối loạn tiêu hóa, hay thậm chí một số bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

1. Viêm ruột thừa

Ảnh: Soha.vn

Đau bụng là dấu hiệu đầu tiên nhất khi ruột thừa bắt đầu viêm. Cơn đau thường bắt đầu từ vùng quanh rốn sau đó lan dần xuống vùng bụng dưới bên phải. 

Cơn đau sẽ tăng dần từ đau âm ỉ cho đến đau dữ dội kèm theo các triệu chứng nôn và sốt. Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy đến ngay bác sĩ vì đây là trường hợp khẩn cấp. Nếu không phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa viêm này nó sẽ lan nhiễm trùng trong ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong.

2. Đau bụng do rụng trứng

Có khoảng 1/5 phụ nữ bị đau bụng vào ngày trứng được phóng thích để sẵn sàng cho quá trình thụ thai. Điều này xảy ra một lần mỗi tháng, thường vào khoảng hai tuần giữa chu kỳ kinh nguyệt và là một hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Cơn đau do trứng rụng xảy ra ở cả bên phải hoặc bên trái phần bụng dưới (tuỳ theo trứng rụng từ buồng trứng bên nào). Cơn có thể là đau buốt hoặc đau nhói có kèm theo căng tức ở vùng bụng dưới do nang trứng vỡ kèm theo chảy máu hoặc tiết dịch. Bên cạnh đó, vòi trứng cũng co thắt để đẩy trứng xuống cũng làm cơn đau xuất hiện.

3. Mang thai ngoài tử cung

Ảnh: vngender.vn

Mang thai ngoài tử cung là một biến chứng sản khoa thường gặp trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Xảy ra do thai không nằm trong buồng tử cung mà nằm ở các vị trí bên ngoài tử cung như ở vòi trứng, cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mang thai ngoài tử cung là viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia, hoặc do nạo phá thai. Hoặc do tắc, hẹp vòi trứng bẩm sinh, mắc các bệnh u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, hậu quả của việc từng phẫu thuật vòi trứng…

Trường hợp sau khoảng 5- 10 ngày quan hệ nếu bạn có các triệu chứng ra máu âm đạo, đau vùng chậu mạnh hoặc chuột rút (đặc biệt là ở một bên), chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt thì nên đến gặp bác sĩ ngay.

4. Bệnh viêm vùng chậu

Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của viêm vùng chậu là vô sinh ở nữ giới. Đây là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản của phụ nữ, bao gồm tử cung, cổ tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng gây ra do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh có thể gây tổn thương ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục hoặc mót tiểu, trong trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật.

5. U nang buồng trứng

Ảnh: Kistaplus

U nang buồng trứng là hiện tượng xuất hiện các u có vỏ bọc (nang) ở tại buồng trứng. Các nang này thường là lành tính và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên những u nang này ngày càng to, nó gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên. U nang buồng trứng có thể được phát hiện bằng khám phụ khoa hoặc siêu âm.

6. U xơ tử cung

U xơ tử cung (UXTC) là những khối u nhỏ phát triển và thành hình từ lớp cơ của tử cung, nhưng đây không phải là ung thư.

U xơ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 40 và thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên trong các trường hợp u xơ phát triển lớn sẽ gây một số tác động tiêu cực tới sức khoẻ. Xuất hiện các triệu chứng như đau vùng bụng dưới, đau lưng, kinh nguyệt hay quan hệ tình dục bị đau, hoặc khó khăn trong việc mang thai.

7. Lạc nội mạc tử cung

Ảnh: YouTube

Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở những người đang trong độ tuổi sinh sản. Các mô trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lấn ra ống dẫn trứng thậm chí bàng quang, ruột, và nhiều bộ phận khác của cơ thể.

Vào kỳ kinh nguyệt lớp nội mạc dày lên rồi bong ra và được tống ra ngoài cùng với máu. Tuy nhiên, do chúng.phát triển bên ngoài tử cung nên máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà bị tích lại, gây ra chảy máu bên trong và nhiễm trùng, dẫn đến nhiều triệu chứng khác.

Khi lạc nội mạc tử cung sẽ xuất hiện những cơn đau vùng chậu trong thời kì hành kinh và cơn đau càng ngày càng nặng theo thời gian; đau thắt lưng và đau bụng; đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục hoặc có thể đau cả khi đi đại tiện, tiểu tiện trong kì kinh nguyệt. Ngoài ra thời gian hành kinh của bạn có thể kéo dài hơn hoặc bị chảy nhiều máu hơn, có hiện tượng đi ngoài hoặc đi tiểu ra máu

8. Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu

Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân (nhìn thấy ở đây trong bắp đùi), và đôi khi họ có thể phát triển ở khung chậu. Máu tràn trong các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho chúng trở nên sưng lên và đau. Đây được gọi là hội chứng sung huyết vùng chậu.

Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu có nhiều triệu chứng. Chúng bao gồm thời gian đau đớn, âm đạo, trở lại đau, đau trong và lâu sau khi giao hợp, buồng trứng đau và đau, và thậm chí có thể ảnh hưởng đến bàng quang

9. Sỏi thận

Ảnh: VTV.vn

Sỏi thận là tinh thể tập hợp từ muối và chất khoáng có trong nước tiểu, hình thành khi nước tiểu của bạn trở nên quá cô đặc với các chất nhất định nào đó.

Khoảng 5% phụ nữ và khoảng 10% nam giới sẽ mắc ít nhất trong một giai đoạn trước tuổi 70. Một người đã từng có sỏi thận thông thường sẽ lại có trong tương lai.

Sỏi thận có thể không tạo ra các triệu chứng cho tới khi chúng di chuyển xuống niệu quản, gây đau. Cơn đau thường là nặng và thường bắt đầu ở vùng sườn, sau đó di chuyển xuống háng.

10. Đau do sa tạng

Bệnh thường xảy ra ở những phụ nữ có tuổi, xuất hiện chứng sa tạng gây nên chứng đau vùng chậu. 

Sa tạng vùng chậu xảy ra khi các cơ và dây chằng hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan vùng chậu bị suy yếu. Điều này làm cho các cơ quan đó trượt ra khỏi vị trí ban đầu và dẫn đến các hiện tượng như sa tử cung, sa bàng quang hoặc sa trực tràng. Tình trạng này sẽ diễn biến xấu hơn theo thời gian và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng phổ biến nhất là tăng áp lực đối với các thành âm đạo, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng, quan hệ tình dục đau đớn.

13. Đau vùng chậu mạn tính

Đau vùng chậu xảy ra bên dưới rốn và kéo dài ít nhất 6 tháng thường được chẩn đoán là chứng đau vùng chậu mạn tính, nhiều khi nó ảnh hưởng cả tới cuộc sống và giấc ngủ của bạn. Đối với những trường hợp này, cách tốt nhất là hãy tìm đến một bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân.

Minh Nguyên
Theo WebMD

Exit mobile version