Trẻ em dưới 13 tuổi là đối tượng bị chấn thương trực tiếp nhiều nhất khi sử dụng điện thoại, trong khi người trên 50 tuổi thường bị gián tiếp.

Zing đăng tải, kể từ năm 2007, sau khi iPhone ra mắt, số lượng chấn thương đầu liên quan đến smartphone tăng mạnh, theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí chuyên ngành JAMA.

“Chiếc điện thoại không đơn thuần là điện thoại nghe gọi để liên lạc nữa mà đã trở thành nền tảng di động. Nó khiến mọi người không còn chú ý đến những gì xung quanh”, Boris Parkshover, nhà phẫu thuật đầu và cổ tại trường y khoa Rutsgers, New Jersey, tác giả của nghiên cứu cho biết.

Lỗi của Smartphone hay người dùng?

Các số liệu từ 1998-2017 liên quan đến những chấn thương đầu và cổ do sử dụng điện thoại, được thống kê tại khoảng 100 bệnh viện trên toàn nước Mỹ cho thấy có 2.501 vụ chấn thương liên quan tới điện thoại. Khoảng 40% trong số này thuộc về người trẻ (13-29 tuổi), và chấn thương phổ biến nhất là vết cắt.

Chấn thương do sử dụng điện thoại có thể đến trực tiếp từ chiếc điện thoại như khi người dùng đánh rơi điện thoại vào mặt, hoặc gián tiếp gây ra vì mất tập trung.

Ông Parkshover nhận định các chấn thương gián tiếp, do mất tập trung khi sử dụng điện thoại là đáng lo ngại nhất. Nạn nhân có thể gặp họa khi dùng điện thoại trong lúc đi bộ hoặc lái xe. Trong số các tai nạn, có tới 90 trường hợp người dùng mất tập trung vì chơi Pokemon Go.

Năm 2016, đoạn phim từ camera quan sát ghi lại sự việc một phụ nữ đang cắm cúi dùng điện thoại thì bất ngờ trượt chân rơi xuống sông. Do trời tối và đường vắng vẻ, người phụ nữ này không được ai cứu. Xác của cô được tìm thấy vào sáng hôm sau.

Sau đó, vào năm 2017, cũng tại Trung Quốc, một cô gái 20 tuổi vì quá chú tâm vào điện thoại đã bước hụt xuống khoảng trống giữa các thanh sắt của nắp cống. Cô liên tục khóc, kêu la đau đớn vì không thể rút chân lên được. Cuối cùng, hai người đàn ông đi đường buộc phải sử dụng xà beng mượn từ cửa hàng gần đó để giúp cô thoát thân.

Không sử dụng điện thoại trong lúc tham gia giao thông sẽ phần nào giảm bớt số tai nạn đáng tiếc (ảnh: Rafa Alvarez).

Từ những vụ việc trên, cộng đồng mạng đồng loạt kêu gọi mọi người nâng cao cảnh giác khi đi đường, không nên đặt cược mạng sống của mình chỉ vì mải mê với chiếc điện thoại.

Nhưng dù lý do là gì, việc kết hợp song song giữa sử dụng điện thoại và đi bộ hay điều khiển phương tiện giao thông đều ẩn chứa nhiều tai nạn tiềm ẩn.

Trên VTV, các nhà khoa học phân tích dữ liệu sức khỏe của gần 1.000 thiếu niên. Kết quả, 75% bé gái và 70% bé trai hiện sử dụng ít nhất một ứng dụng mạng xã hội. Khoảng một nửa trong số đó có các biểu hiện tương tự với chứng rối loạn ăn uống. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chỉ ra mối liên hệ giữa các nền tảng này và chứng rối loạn ăn uống ở người.

Giải pháp duy nhất

Rõ ràng, việc ngừng sử dụng điện thoại trong lúc đi đường chính là giải pháp giúp giảm thiểu những tình huống nguy hiểm.

“Chúng ta không thể điều khiển được tốc độ, khoảng cách bước chân và linh hoạt né tránh những vật cản khi đang làm một việc khác cùng lúc với di chuyển trên đường”, ông Kolosh cho biết.

Vì vậy, theo Melanie Greenberg, nhà tâm lý học lâm sàng, việc tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân, như “nhắn tin ngay bây giờ liệu có cần thiết không” hay “có quá ‘dễ dãi’ không khi giao phó mạng sống của mình cho một chiếc smartphone”, là rất quan trọng.

Cách tốt nhất là hạn chế sử dụng điện thoại trong mọi hoạt động của cuộc sống (ảnh: Getty).

Bên cạnh đó, cất điện thoại trong túi xách cũng giúp nhiều người lười sử dụng nó hơn vì việc tìm kiếm khá tốn công và rắc rối. Các chuyên gia nghiên cứu khuyên chúng ta nên dừng ở nơi an toàn nếu muốn kiểm tra điện thoại của mình và giảm âm lượng của tai nghe về mức thấp để có thể nghe rõ những báo hiệu trên đường.

Việc tắt thông báo các ứng dụng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen tập trung di chuyển cho mỗi người.

Đồng thời, trong sinh hoạt cuộc sống hằng ngày, việc giảm thời gian dùng điện thoại sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống hơn, học tập và làm việc tập trung hơn, dành được nhiều thời gian hơn cho người thân gia đình một cách thực tế.

Video xem thêm: Hai bé gái khóc thét trước độc chiêu ‘cai nghiện’ điện thoại

videoinfo__video3.dkn.tv||67edd688e__