Đại Kỷ Nguyên

Mẹo hay để đối phó với bụi mịn: Phương pháp hộ phế, kháng bụi của Đông y

Bụi mịn đang là mối lo về sức khoẻ của những người sống nơi không khí ô nhiễm (ảnh: Twitter).

Bụi mịn rất có hại, ngoài biện pháp tránh bụi thì có mẹo hay để đối phó đó là phương pháp bảo vệ phổi kháng bụi của Đông y, lợi mũi họng, hộ tâm phế, giải độc tà.

Mùa đông là mùa của bụi. Bụi dày đặc đang ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của mọi người. Nghiêm trọng nhất là tác hại đối với sức khỏe con người. Chúng ta nên đối phó với thời tiết bụi mù này như thế nào?

Bụi chứa một lượng lớn các hạt bụi mịn, chất ô nhiễm, vi khuẩn, vi rút và các chất có hại khác. Khi được cơ thể hít vào, nó có thể gây kích ứng, làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp và dính vào phế nang, làm cho khoang mũi bị khô và gây ra các bệnh về mũi như viêm mũi, hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp khác.

So sánh kích thước bụi  mịn với sợi tóc (ảnh: VnExpress).

Ngoài ra, trong thời tiết bụi mù, hàm lượng oxy thấp trong không khí sẽ khiến tim đập nhanh hơn, tạo cảm giác tức ngực và khó thở. Thời tiết bụi mù đặc biệt có hại cho người già. Khi thời tiết bụi có áp suất và độ ẩm thấp, khả năng mắc bệnh tim sẽ tương đối cao.

Để đối phó với sự nguy hiểm của khói bụi, cần chú ý những điểm sau đây:

Làm tốt việc tự bảo vệ cá nhân

Đeo khẩu trang bảo vệ phù hợp, kịp thời rửa mặt, súc miệng, làm sạch thông thoáng khoang mũi, nhanh chóng loại bỏ cặn bẩn ô nhiễm trên cơ thể. Ngoài việc làm sạch da mặt, hãy làm sạch các bộ phận hở tiếp xúc với bụi như bàn tay, bàn chân.

Hạn chế ra ngoài

Hạn chế ra ngoài là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ chính bạn. Đặc biệt là người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim và những người mắc bệnh hô hấp nhạy cảm hơn với ô nhiễm, tốt nhất nên giảm các hoạt động ngoài trời trong những ngày nhiều bụi.

Mở các cửa sổ ít nhất có thể trong những ngày bụi mù, và cố gắng không mở các cửa sổ. Nếu bạn thực sự cần mở cửa sổ để thông gió, bạn nên cố gắng mở một khe nhỏ để thông gió khi bụi mù nhẹ hơn vào lúc từ 10 đến 14 giờ. Thời gian tốt nhất là nửa giờ đến một giờ, không quá lâu.

Trà hoa cúc có tác dụng nhuận phế (ảnh minh hoạ).

Chế độ ăn uống hợp lý

Bạn nên uống nhiều nước trong những ngày bụi mù. Bạn có thể thêm Hoa cúc, quả Ô liu, Bách hợp, Mạch môn đông, pha chế thành nước thảo dược vốn có công dụng nhuận phế, uống thay nước, giảm bớt vấn đề khô họng và ho, đồng thời giảm tác hại của không khí ô nhiễm đối với phổi.

Y học cổ truyền cho rằng những thứ thiên tính ôn táo, sau khi ăn vào dễ sinh hỏa, thời tiết bụi đối với cơ thể là càng bất lợi, vì vậy hãy cố gắng không ăn thức ăn cay nóng kích thích dễ phát hỏa. Bạn nên ăn một chế độ thanh đạm, có thể ăn một ít Nấm trắng, Bách hợp, Lê, quả La Hán… Những thực phẩm này có tác dụng tư âm nhuận phế, thanh tâm an thần. Sau khi ăn, khả năng miễn dịch của cơ thể được cải thiện, từ đó sẽ tiến một bước tăng cường chức năng phế để làm giảm tác hại của khói bụi đối với cơ thể.

Vị trí huyệt nghinh hương

Ấn huyệt vị

Huyệt Nghinh hương là “nơi tiếp thụ phong” của cơ thể và cũng là “nơi dừng phong”. Massage thường xuyên có thể khu phong vùng đầu mặt, tán hàn trên đỉnh, nhờ đó tăng cường khả năng chống lại ngoại tà bên ngoài. Hàng ngày kiên trì day ấn, cũng có thể được sử dụng như một phương pháp để ngăn ngừa sự khó chịu ở mũi trong những ngày khói mù. Huyệt Nghinh hương nằm trong vùng lõm ở hai bên mũi, nên massage với cường độ phù hợp.

Làm sạch không khí trong nhà 

Một số loại cây xanh thanh lọc không khí có thể được trồng trong phòng, như nha đam, xương rồng, củ cải xanh, cỏ điếu lan (cỏ mẫu tử), cây lưỡi hổ, măng leo (măng bàn tay)…

Một số phương thuốc hộ phế hiệu nghiệm

“Tuyên phế, kháng bụi, giải độc phương” là căn cứ theo “Thế y đắc hiệu phương” của danh y Giang Tây đời nhà Nguyên, Nguy Diệc Lâm, “Thăng ma tán” có thể chữa mụn nhọt độc ở thượng tiêu (hoành cách mô trở lên) gia thêm Đan sâm mà thành, cụ thể lại dựa trên các triệu chứng khác nhau mà gia giảm khác nhau. Có thể phù chính khu tà, khởi tác dụng lợi mũi họng, hộ tâm phế, giải độc tà trong những ngày khói bụi.

Thăng ma (ảnh: Thuốc Dân Tộc).

Khi bạn cảm thấy hơi khó thở, bạn có thể uống một đơn thuốc nhỏ: Thăng ma 2g, Xích thược 3g, Đảng sâm 3g, Cát cánh 3g, Cam thảo 2g, Đan sâm 3g, Sinh khương 2 lát (cho vào sau), mỗi ngày 1 thang, sắc với nước, chia uống 2 lần. Dùng trong 3 ngày liên tiếp, các triệu chứng có thể thuyên giảm.

Khi bạn cảm thấy khó chịu ở mũi và cổ họng, thở kém, tức ngực và ho ngứa, bạn có thể dùng phương sau: Thăng ma 6g, Xích thược 6g, Đảng sâm 6g, Cát cánh 6g, Cát căn 6g, Cam thảo 3g, Đan sâm 6g, Sinh khương 5 lát (cho sau), mỗi ngày 1 thang, thuốc sắc với nước, chia uống 3 lần. Liên tục 2 ngày là được.

Sinh khương hay gừng tươi dùng để giải cảm hàn (ảnh: Thuốc Dân Tộc).

Khi bị sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi, trên cơ sở phương trên bỏ Sinh khương, thêm Hoàng cầm 6g, Bạc hà 5g (cho sau), dùng nước sắc uống, trẻ nhỏ lượng dùng có thể tùy theo mà giảm phân nửa.

Trong phương Thăng ma, Cát căn, Đảng sâm 3 vị thuốc ôn lương (ấm mát) phối hợp, có thể phù chính khu tà, sơ thông mũi họng; Cát cánh, Cam thảo 2 vị có thể lợi phế khu tà, hóa đàm tiêu thũng; Xích thược, Đan sâm có thể ích tâm định chí, tán ứ bài độc. Mà Sinh khương, Cát cánh lại là thuốc dẫn kinh, có thể dẫn đạo công dụng của các vị thuốc đạt lên tới hung cách thượng tiêu, giúp sơ thông lợi mũi họng, bài xuất tà độc khói bụi. Những người có các triệu chứng trên vào những ngày khói bụi có thể tham khảo đơn thuốc này để sử dụng. Nên dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

(Theo sohu.com)

Exit mobile version