Màu của lưỡi phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của cơ thể, tốt nhất là màu lưỡi nên hồng được. Tuy nhiên thi thoảng bạn sẽ thấy lưỡi sẽ xuất hiện những đốm trắng. Việc thường xuyên làm sạch lưỡi sẽ cải thiện vị giác và giữ cho hơi thở luôn thơm tho.
Mảng trắng bám trên lưỡi thường là do những mảnh vụn thức ăn, tế bào chết và vi khuẩn đang đang bị mắc kẹt trên lưỡi. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra do khô miệng, mất nước, uống nhiều rượu, hút thuốc và một số loại bệnh tật.
Các nguyên nhân khác bao gồm: tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và một số loại thuốc nhất định, nấm miệng, vệ sinh răng miệng kém, ăn thực phẩm cay như hạt tiêu.
Tại sao lưỡi lại có màu trắng?
Từ thời cổ đại, con người đã vận dụng việc nhận biết màu sắc của lưỡi để chẩn đoán bệnh tật. Họ tin rằng, nếu lưỡi có màu trắng thì chính là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang bị bệnh.
Ngày nay, các bác sĩ đã chỉ ra, những mảng bám trắng trên lưỡi có thể giúp chúng ta chẩn đoán được bộ phận trên cơ thể đang “gặp nguy”.
Nếu mặt trước và đầu lưỡi trắng, chứng tỏ bạn đang mắc các vấn đề về hô hấp. Phổi không khỏe có thể hình thành nên những mảng bám trắng dọc hai ben viền lưỡi.
Nếu các mảng trắng xuất hiện ở phần giữa, chứng tỏ bạn đang mắc vấn đề về tim hoặc bị xơ gan hoặc các bệnh liên quan đến dạ dày.
Các mảng bám trắng ở dưới lưỡi nói cho bạn biết bạn đang bị bệnh về thận. Đây còn là dấu hiệu của căn bệnh viêm, loét dạ dày. Nếu các đốm bị nút và có màu xám thì chứng tỏ bạn đang bị loét tá tràng.
Có một số cách đơn giản có thể giúp bạn làm sạch lưỡi, đồng thời cũng giúp cải thiện sức khỏe của nướu và răng. Bạn có thể dùng một sốlô hội, nghệ, baking soda, bạn có thể loại bỏ tình trạng lưỡi trắng một cách dễ dàng.
1. Tỏi
Tỏi là tác nhân dẫn đến việc chúng ta có hơi thở có mùi. Tuy nhiên, trên thực tế, việc ăn tỏi sống sẽ giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch lưỡi.
2. Nha đam
Nha đam có tính chống viêm cao. Để có thể làm sạch các mảng báo trên lưỡi và răng, bạn dùng một muỗng canh nước ép lô hội để súc miệng. Sau đó súc lại bằng nước ấm. Bạn có thể thực hiện phương pháp này 2 lần một ngày để nhanh chóng thấy được hiệu quả.
3. Muối
Muối là một trong những thứ tốt nhất giúp con người làm sạch lưỡi. Các hạt muối sẽ mài mòn và loại bỏ các mảng bám trên lưỡi. Tất cả những gì bạn cần làm đó là đánh răng và súc miệng bằng muối hai lần mỗi ngày.
4. Nghệ
Nghệ không những là gia vị mà còn là lựa chọn tuyệt vời để khử trùng cho miệng. Bạn hòa tinh bột nghệ cùng một chút nước ép cam để tạo một hỗn hợp sền sệt, sau đó chà lên lưỡi tong 2 phút và rửa thật sạch bằng nước ấm.
5. Bàn chải đánh răng
Một dụng cụ quen thuộc có thể làm sạch cho lưỡi chính là bàn chải đánh rằng. Bạn chỉ cần nhẹ nhàng dùng bàn chải chà nhẹ lên phần lưỡi trong 1-2 phút, sau đó súc miệng thật sạch.
6. Nước súc miệng bằng thảo mộc và muối
Bạn lấy một thìa cà phê hoa cúc, một thìa cà phê bạc hà và một ít vỏ sồi pha chung với 300ml nước rồi đem đun sôi. Chờ dung dịch nguôi, bạn đổ một muỗng canh muối rồi hào tan. Dùng dung dịch này để đánh răng hai lần mỗi ngày.
Những điều nên và không nên để lưỡi khỏe mạnh:
1. Không hút thuốc
Hút thuốc có thể làm gia tăng tình trạng mảng bám trên lưỡi, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, khói thuốc lá có chứa tạo chất không tốt với mô miệng.
2. Hạn chế uống rượu bia
Rượu gây viêm nhú (papillae) và khiến cơ thể bị mất nước. Do đó mọi người nên hạn chế uống rượu.
3. Uống đủ nước
Mất nước có thể gây khô miệng, lưỡi xuất hiện nhiều mảng bám hơn. Mất nước còn gây ra một số triệu chứng khác như nước tiểu đậm, kiệt sức, mệt mỏi, nhức đầu. Do vậy, luôn nhắc nhở bản thân phải bổ sung đủ nước cho cơ thể.
4. Cải thiện vệ sinh răng miệng
Chăm sóc răng miệng cẩn thận và đúng cách có thể giúp giảm số lượng vi khuẩn. Thực hiện vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày theo thứ tự: đánh răng, sử dụng chỉ tơ nha khoa, nước nha khoa và nước súc miệng.
Ngọc Bích