Đại Kỷ Nguyên

Mỗi ngày chỉ cần vài phút vỗ vào ‘van thải độc’ này của cơ thể để loại bỏ bệnh tật

Theo Đông y, cơ thể người có 3 ‘van thải độc’ tức ba vị trí tập trung nhiều độc tố nhất nhưng lại rất dễ tác động. Chỉ cần vỗ vào chúng 5 phút mỗi ngày có thể giải độc và tăng cường sức đề kháng.

Trên cơ thể có rất nhiều huyệt vị, mỗi một điểm như vậy có những chức năng, nhiệm vụ và kết nối với các bộ phận nội tạng khác nhau. Cùng với sự tăng dần của tuổi tác, các chức năng của các cơ quan trên cơ thể dần bị thoái hóa, hệ thống miễn dịch giảm dần. Vì vậy, cách mà các chuyên gia Đông y hướng dẫn chính là chăm sóc lục phủ ngũ tạng hàng ngày thay vì chờ đến khi ốm đau, phát bệnh mới điều trị. Mỗi một huyệt vị là cơ quan đại diện cho một số bộ phận trên cơ thể. Nếu biết tận dụng ưu điểm của chúng, hoàn toàn có thể chống lão hóa, thải độc, phòng và chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Theo Y học cổ truyền, trên cơ thể người có 3 ‘van thải độc’ tức ba vị trí tập trung nhiều độc tố nhất đó là vùng nách, khuỷu tay và đầu gối. Tại đây tập chung rất nhiều huyệt đạo mà chỉ cần vỗ vào chúng 5 phút mỗi ngày có thể giải độc và tăng cường sức đề kháng.

Ba ‘van thải độc’ của cơ thể nên tác động hằng ngày

1. Xoa nhẹ và ấn vào hố nách để loại bỏ Tâm hỏa

Hố nách được coi là ‘giếng’ tập trung độc tố của cơ thể. Mồ hôi, sự phát triển của vi khuẩn chỉ là một phần nguyên nhân khiến nách bốc mùi hôi, phần nguyên nhân còn lại chính là do độc tố tích tụ. Tại đây còn có huyệt Cực Tuyền, một huyệt đạo chủ yếu của Tâm Kinh. Xoa bóp hố nách có tác dụng đả thông kinh lạc này khiến các triệu chứng nóng nảy, bốc hỏa, mất ngủ, luôn háo khát, nước tiểu tiện ít, lưỡi đỏ suy giảm đáng kể, giúp người bệnh lấy lại sự bình tĩnh và thư giãn. Có thể giải độc, thanh lọc cơ thể và làm tan độc ở nách bằng cách xoa bóp vùng nách. Cách làm cực đơn giản, chỉ cần úp 4 ngón của bàn tay trừ ngón cái ôm vào nách sau đó day, ấn massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút mỗi bên là có hiệu quả.

2. Vỗ mặt trong khuỷu tay để loại bỏ hỏa khí và độc tố ở Tâm và Phế

Thường xuyên vỗ vào khuỷu tay có thể loại bỏ hỏa khí và thải độc hiệu quả. (Ảnh: bilibili.com)

Khuỷu tay là vị trí có mạng lưới kinh lạc dày đặc. Nơi đây có ba đường kinh lạc là Phế kinh, Tâm Bào kinh, Tâm kinh đi qua. Thường xuyên xoa và vỗ vào vị trí này có thể loại trừ hỏa khí và độc tố ở tim và phổi. Lúc vỗ, bàn tay buông lỏng, có lực và nên vỗ nhịp nhàng từng nhịp từng nhịp, mỗi bên của mặt trong khuỷu tay liên tục từ 5~10 phút, trước tiên vỗ mặt trong khuỷu tay trái, sau tới mặt trong khuỷu tay phải. Mặt trong khuỷu sẽ xuất hiện các màu sắc xanh, hồng, tím, đen…màu sắc khác nhau là biểu hiện của độc tố phản ứng, màu càng đậm biểu hiện bệnh càng nghiêm trọng. Mỗi tuần vỗ một lần, thông thường 3~5 lần phản ứng về màu sắc sẽ giảm bớt rõ rệt, độc tố cũng được thanh lý tương đương với biểu hiện của phản ứng màu sắc. Nếu sợ đau, vỗ nhè nhẹ cho đến khi đỏ lên cũng có thể thông kinh lạc, thúc đẩy vận hành khí huyết. Sau khi vỗ xong, lập tức uống một chén nước ấm để tăng cường bài độc. Nếu mất ngủ và thấy mệt mỏi, bực bội có thể vỗ vào mặt trong khuỷu tay để đả thông Tâm Bào kinh lại có thể hỗ trợ giúp ngủ ngon.

3. Vỗ hố lõm sau đầu gối trừ Thấp độc

Ở chính giữa sau khớp gối chỗ lõm sâu nhất có huyệt đạo chủ yếu đi qua Bàng Quang kinh tên gọi Ủy Trung và là đường thông đạo thải độc trừ thấp lớn nhất của kinh lạc này. Nếu vị trí này bị tắc, thấp độc, phế khí sẽ không thải được ra, ứ đọng trong cơ thể hóa thành nhiệt độc, nếu lâu ngày sẽ trở phát triển thành khối u.

Dùng lực vỗ mạnh vào vị trí này từ 5 – 10 phút, cho tới khi chỗ gồ lên tự biến mất. Một hai tuần vỗ vào vị trí này một lần có thể loại bỏ độc tố trong cơ thể. Đây cũng là huyệt vị hỗ trợ loại bỏ đau lưng hiệu quả có tác dụng thư gân hoạt lạc, giúp khí huyết lưu thông, đuổi phong xua hàn, điều trị bệnh đau lưng và thắt lưng. Đối với những người bị co thắt cơ thắt lưng cấp tính, đau lưng do lạnh, ẩm ướt.

Trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài vỗ vào 3 vị trí trên, có thể chọn lựa bổ sung các loại thực phẩm dưới đây để loại bỏ độc tố trong cơ thể.

Các loại thực phẩm thải độc ngũ tạng

1. Sữa chua: Loại bỏ độc tố trong đường ruột

Thường xuyên ăn sữa chua có thể cân bằng hệ men vi sinh và ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào đường ruột. Lợi khuẩn Lactobacillus trong sữa cũng tạo ra một lượng lớn axit béo chuỗi ngắn thúc đẩy nhu động ruột, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa táo bón.

2. Trà hoa hồng bồ công anh: Thải độc tạng Can

Bồ công anh có thể hỗ trợ giải độc, ngăn ngừa tổn thương gan do rượu và cải thiện sức sống của các tế bào gan. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có tác dụng lợi tiểu, thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất có hại được thải ra ngoài, giải độc thận và giảm gánh nặng cho gan. Hoa hồng có thể làm ấm dạ dày, sơ Can giải uất, hoạt huyết hóa ứ. Kết hợp cả hai loại vừa có tác dụng dưỡng dạ dày, thải độc và ngăn ngừa tổn thương gan.

3. Trà Bồ công anh và râu ngô: Hỗ trợ thải độc tạng Thận

Uống trà Bồ công anh, râu ngô mỗi ngày có thể khứ hỏa, tiêu viêm, giải độc thận tạng hiệu quả. (Ảnh: sohu.com)

Bồ công anh là loại thảo dược rất lợi tiểu, có thể cải thiện tình trạng phù thũng do thận và hỗ trợ thải bỏ độc tố cơ thể, cũng có thể cải thiện tình trạng viêm thận hiệu quả. Theo Y học cổ truyền, râu ngô và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình có tác dụng tốt trong việc trị tiểu buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, bàng quang, phù thũng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da… Đặc biệt, râu ngô là một trong các loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan có hiệu quả nhất. Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô lâu dài sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat ở người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản.

4. Trà tâm sen: Thải độc tạng Tâm

Theo y thư cổ, trà tâm sen có công dụng thanh tâm (giải nhiệt trong tạng tâm), giáng áp (hạ huyết áp), sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt) và chỉ huyết (cầm máu). Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, hay hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, mất ngủ. Theo Tây y, tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống oxy hóa. Nó cũng cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu ở động mạch vành.

5. Trà ô mai: Hỗ trợ thải độc Tỳ tạng

Vị chua của ô mai có tác dụng hóa giải độc tố trong thực phẩm hiệu quả, ngoài ra còn có thể tăng cường chức năng tiêu hóa cho đường ruột, giúp cơ thể nhanh chóng loại bỏ độc tố ra ngoài.

Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch

Exit mobile version