Nhiều người cho rằng suy giảm trí nhớ là căn bệnh chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các tế bào thần kinh đã bắt đầu bị thoái hóa từ độ tuổi đôi mươi. Những biểu hiện như học đâu quên đó, đi làm quên khóa cửa, gửi email không đính kèm file… là những triệu chứng thường gặp của suy giảm trí nhớ.

Người trẻ cứ nhớ nhớ quên quên, tại sao?

Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 20 – 30% người trẻ ở độ tuổi 16 – 35 đang gặp vấn đề về trí nhớ. Hầu hết là đối tượng học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng. Điểm chung ở những đối tượng này là thường xuyên gặp căng thẳng, áp lực từ học hành, công việc, lối sống sinh hoạt không khoa học (lười vận động, thức khuya, thích uống rượu bia, nước ngọt…).

Các chuyên gia thần kinh học giải thích: Chính các yếu tố stress, lối sống không khoa học, môi trường ô nhiễm… là nguyên nhân khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Đây là những nguyên tử hay phân tử kém ổn định vì bị mất một điện tử ở quỹ đạo ngoài cùng nên rất thích “chọc phá” các mô chứa nhiều lipid, đặc biệt là não – cơ quan chỉ chiếm 2% trọng lượng nhưng lại chứa tới 60% lipid của cơ thể. Do đó, người nào càng bị gốc tự do tấn công nhiều, người đó càng dễ bị tổn thương tế bào thần kinh và suy giảm trí nhớ.

Ngoài những tác động xấu đến sức khỏe và công việc hiện tại như mất tập trung, giảm khả năng tư duy, giảm khả năng xử lý căng thẳng, thay đổi tính tình… những người bị suy giảm trí nhớ khi còn trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý sa sút trí tuệ như Alzheimer, Parkinson khi về già. Vì vậy, người trẻ cần phải có biện pháp chăm sóc não bộ ngay từ sớm.

Ảnh: 0061.com.au

Theo PGS.Bs Nguyễn Văn Liệu cho biết, trí nhớ kém có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là nhân viên văn phòng, phụ nữ sau sinh, người chịu nhiều áp lực, người hay uống rượu bia, người lạm dụng thuốc và người có tiền sử tổn thương não… Trong đó, căng thẳng tâm lý là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trí nhớ kém ở người trẻ tuổi. Bên cạnh đó với chế độ ăn công nghiệp, tình trạng béo phì, ô nhiễm môi trường và di chứng của các bệnh lý liên quan như viêm não, teo não, Alzheimer hay chấn thương sọ não… cũng gây ra tình trạng đãng trí, hay quên, suy giảm trí nhớ mất tập trung.

Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng trí nhớ kém ở người trẻ tuổi là: Thông thường sau tuổi 30, mỗi ngày có tới 3000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm. Mỗi tế bào ở lại phải hứng chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do làm hủy hoại các tế bào thần kinh khiến chức năng não rối loạn. Đây chính là lý do tại sao khi tuổi tác càng tăng thì trí nhớ càng suy giảm và chức năng của não bộ ngày càng suy yếu đi.

Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ, cần quan tâm ở nhiều khía cạnh như: Thay đổi lối sống, tăng cường rèn luyện và tư duy, bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Theo đó, mỗi người khi còn trẻ cần có kế hoạch sắp xếp công việc, học tập rõ ràng, loại bỏ bớt các áp lực không cần thiết. Hạn chế sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, rượu bia…) và dành thời gian nghỉ ngơi để não bộ được thư giãn.

Thực phẩm hỗ trợ cải thiện trí nhớ cho người trẻ tuổi

1. Cháo kê

Ảnh: soha.vn

Đây là loại cháo dưỡng sinh rất phổ biến và được mọi người yêu thích. Trên thực tế, cũng có thể hỗ trợ cải thiện trí nhớ hiệu quả. Nhóm nhân viên văn phòng thường xuyên phải lao động trí óc có thể kiên trì dùng mỗi ngày một bát cháo kê, trí nhớ sẽ tăng lên một cách rõ rệt. Trong hạt kê có nhiều vitamin B1, B2 và protein. Các nghiên cứu cho thấy, ăn những thực phẩm chế biến từ hạt kê có thể ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch, chống lão hóa thần kinh, axit glutamic có trong kê còn giúp tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, cháo kê giúp lợi tiểu, bổ thận, ngừa sỏi mật, đau dạ dày và tiểu đường. Nước kê rang còn giúp chữa khỏi các bệnh tiêu chảy, kiết lị.

2. Sữa

Sữa rất giàu protein, canxi, và một loạt các axit amin cần thiết tăng cường cho các tế bào não. Canxi trong sữa được hấp thụ một cách dễ dàng vào trong cơ thể cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng cho việc duy trì các chức năng của não. Ngoài ra, trong đó chứa các chất dinh dưỡng khác như vitamin B1, có lợi cho các tế bào thần kinh. Các chuyên gia tin rằng uống một cốc sữa mỗi ngày có thể cải thiện sự mệt mỏi và hay quên, và tốt cho não bộ. Mất trí nhớ do sử dụng não quá mức, bạn có thể uống nhiều sữa hơn để cải thiện các triệu chứng đãng trí.

3. Lòng đỏ trứng

Trứng là chất dinh dưỡng phổ biến trong cuộc sống. Nhiều người không thích ăn lòng đỏ trứng, nhưng dinh dưỡng của nó lại cao protein. Những người thích ăn thành phần này thường có trí nhớ tốt. Ngoài ra, nó cũng có thể tăng cường sức sống cho các tế bào não.

videoinfo__video3.dkn.tv||0dea7e387__

Hầu hết các chức năng não phụ thuộc vào hàm lượng acetylcholine trong não cao hay thấp. Nhiều thí nghiệm cho thấy rằng lòng đỏ trứng rất giàu lecithin enzyme. Chất này có thể phá vỡ thành lượng acetylcholine lớn để nuôi dưỡng não và tăng cường trí nhớ. Một vài nghiên cứu về dinh dưỡng đã khẳng định rằng ăn một quả trứng mỗi ngày có thể cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ giúp duy trì các chức năng của não.

4. Trà xanh

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nutritional Neuroscience cho thấy, sau khi uống trà đen hoặc trà xanh, hoạt động thần kinh của não tăng lên đáng kể. Các nhà khoa học chưa xác định chắc chắn thành phần nào của trà tạo ra tác dụng trên. Tuy vậy, theo nhiều nghiên cứu trước đó, flavonoids, một chất chống oxy hóa đóng vai trò then chốt trong quá trình này. Flavonoids có tác dụng giúp kiểm soát tình trạng viêm, thúc đẩy chức năng mạch máu và hạn chế sự tắc nghẽn động mạch. Chất này không bị ảnh hưởng bởi việc bạn có thêm sữa vào trà khi uống hay không.

5. Cá nước lạnh

Cá biển nước lạnh là một trong những loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng cho não bộ người, đặc biệt là cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu… Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên chúng ta ăn nhiều cá vì nó giúp cung cấp các chất béo thiết yếu (đặc biệt là Omega-3) có tác dụng cấu tạo nên các tế bào thần kinh. Đồng thời Omega-3 có tác dụng tích cực trong việc giảm thiểu nồng độ của Beta – amyloid, đây là một loại protein tạo thành các khối u não, nguyên nhân dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ ở người trưởng thành hay còn gọi là Alzheimer (AD).

Đối với các bà bầu, ăn nhiều cá trong 3 tháng giữa của thai kỳ sẽ giúp bộ não thai nhi phát triển hoàn thiện. So với những người ít ăn cá thì những người ăn nhiều cá có khả năng ghi nhớ và tập chung hơn, chính vì vậy nhiều người thường nói muốn thông minh thì nên ăn cá.

6. Rau bina

Ảnh: baomoi.com

Rau bina là một nguồn thực phẩm giàu axit folic – dưỡng chất quan trọng bảo vệ con người chống lại bệnh Alzheimer. Rau bina cũng chứa một số chất chống oxy hóa quan trọng khác cực tốt cho bộ não. Rau bina hay còn gọi là cải bó xôi thuộc họ nhà Dền, đây là một nguồn bổ sung sắt hữu ích cho cơ thể. Rau bina chứa 2,6 mg sắt trong 100g rau còn nhiều hơn cả lượng sắt chứa trong các loại thịt đỏ mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày.

Ngoài ra trong cải bó xôi còn chứa nhiều vitamin C, E, carotene có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp khống chế được các tế bào ác tính trong cơ thể, giảm thiểu stress, ổn định huyết áp có lợi cho việc cải thiện trí nhớ của não bộ.

Kiên Định
Tham khảo aboluowang

videoinfo__video3.dkn.tv||9235abcc2__