Từ cổ chí kim, mọi người đều biết tư thế phù hợp là chìa khóa để duy trì sức khỏe thể chất và sức mạnh tinh thần. Theo y học cổ truyền, tư thể cơ thể vừa là bí quyết dưỡng sinh, vừa là phản ánh nội tâm của con người.
Người xưa có câu: “Trạm (đứng) như tùng, tọa (ngồi) như chung (chuông), hành (đi) như gió, ngọa (nằm) như cung.”
Trong phương diện giáo dục, người Trung Quốc cổ xưa luôn tuân theo quy tắc nghiêm khắc: không những cần truyền thụ về phương diện kỹ thuật và các tri thức lý luận cho con trẻ, mà cần dạy chúng học cả cách tự kiềm chế và lời ăn tiếng nói cử chỉ đúng mực.
Kinh điển từ mấy ngàn năm để lại tới nay cho thấy, ngoài việc dùng luân lý, đạo đức và lễ nghĩa làm chủ đạo trong cuộc sống, còn truyền thụ cả cách đi, đứng, nằm, ngồi đúng đắn nhất. Có thể nói tu thân dưỡng tính là cốt lõi của giá trị quan truyền thống của người xưa.
Trạm như tùng – Đứng thẳng giống như cây tùng
Bất kể là trong nho giáo truyền thống, hay trong văn hóa tu luyện của đạo gia, trạm như tùng không chỉ có nghĩa là đứng thẳng, mà còn có hàm ý đạo đức sâu xa sau nó. Yêu cầu của trạm trang, chính là đứng thẳng như có gốc, mạnh mẽ kiên cường, không ai có thể lay động. Điều này không những mang lại lợi ích sức khỏe cho tạng phủ, tránh tình trạng mập ra ở phần bụng, cũng là thể hiện tín niệm vững vàng chính trực.
Y học cổ truyền Trung Hoa cho rằng, lưng còng sẽ làm cho dạ dày và cột sống bị ép quá mức giới hạn cho phép, tư thế như vậy là nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh, được cổ nhân quy vào là biểu hiện do quá nhàn hạ (lười nhác) là biểu hiện lý do dẫn tới khí huyết toàn thân không được lưu thông.
Một nghiên cứu kết hợp giữa Anh và Mỹ năm 2015 đã phát hiện ra rằng, tư thế của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng tới khả năng học tập của chúng, cột sống thẳng có thể nâng cao khả năng học tập, có thể học một biết mười và tăng cường trí nhớ của chúng đối với những thể nghiệm mới mẻ.
Muốn tập được một tư thế đứng tốt, ngoài phương pháp tu luyện trạm trang truyền thống, có rất nhiều cách tập luyện thông thường và những thói quen sinh hoạt đơn giản có hiệu quả cũng có sự hỗ trợ rất tốt.
Giành thời gian 5 phút mỗi ngày đứng thẳng, duy trì trong thời gian dài sẽ giúp cột sống khỏe mạnh. Ví dụ khi bạn nghe điện thoại, hãy để vai và lưng dựa vào tường, có thể luyện tập tư thế đứng thẳng.
Tọa như chung – Ngồi như chuông
Một tư thế ngồi đẹp không những thể hiện được sự uy nghi và sự dày công tu dưỡng, cũng liên quan tới trọng tâm của cơ thể. Ngồi trên ghế sofa không những là tư thế ngồi không đúng, mà còn hoàn toàn làm mất đi sự cân bằng và trọng tâm của cơ thể.
Nho gia rất tôn trọng lễ nghi, trong hàng loạt các quy tắc lễ nghi bao gồm cả tư thế ngồi.
Ở Trung Quốc cổ đại, trước triều đại nhà Hán, dù là ngồi trên chiếu trải dưới đất, hay là ngồi trên giường, trạng thái bình thường mọi người đều ngồi ở tư thế quỳ gối (hay còn gọi là ngồi bằng, ngồi an tọa, ngồi thẳng người). Nhìn nhận từ góc độ dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, tư thế ngồi này có thể kích thích các cơ bắp xung quanh khớp gối, phòng tránh viêm khớp. Ngoài ra, tư thế ngồi quỳ gối cũng dễ giữ cho sống lưng được thẳng đứng, khí huyết mạch máu được thông suốt, dạ dày, lách, phổi và gan… đều có thể vận động bình thường, tự nhiên bách bệnh sẽ không thể thâm nhập được vào cơ thể.
Bức tranh vua Khang Hy mặc thường phục viết chữ,tranh được họa sĩ trong triều đình đời nhà Thanh vẽ, bức tranh tại bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh.
Đối với con người thời nay mà nói, việc vứt bỏ chiếc ghế tựa là một điều không thực tế, nhưng muốn giữ được một tư thế ngồi tốt cũng không khó, cũng có thể chỉ ngồi 1 phần 3 ghế ngồi giống kiểu của người xưa, như vậy sẽ tự nhắc nhở mình giữ người và lưng được thẳng.
Tọa như chung, cách so sánh này còn có tầng nội hàm sâu sắc về thể chất và tinh thần. Tu luyện truyền thống đa phần thường dùng cách ngồi kiết già (xếp bằng đả tọa). Giống như cách ngồi quỳ gối và như cách ngồi xổm thẳng, xếp bằng cần giữ cho thân thể được thẳng lưng thẳng, đồng thời, cũng cần tĩnh tại nội tâm, có định lực. Tọa như chung, miêu tả một cách ngồi rất vững chắc yên định, nhưng dường như cảm giác như thân thể kỳ ảo như đang không tồn tại.
Hình ảnh học viên pháp luân công đang xếp bằng tập công (Nguồn ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Hành như phong – Đi như gió
Trong văn hóa tu luyện, hành như phong, là một cách nói ẩn dụ để chỉ việc đi thẳng theo chính đạo, loại bỏ các loại quấy rối hỗn loạn bên ngoài, khi khí huyết kinh mạch được thông suốt, sẽ dễ dàng cảm nhận được cơ thể nhẹ nhàng mạnh mẽ như sinh ra gió khi đi bộ.
Ngọa như cung – Nằm như cây cung
Người Trung Quốc cổ cũng rất chú ý tới tư thế ngủ. Khổng tử nói “bất thi ngọa” (tức là không nằm ngửa). Từ góc độ dưỡng sinh, dược vương Tôn Tư Mạc cũng cho rằng: “quỳ gối nằm nghiêng, có lợi cho khí huyết trí lực cơ thể, tốt hơn so với nằm ngửa thẳng”
Tư thế nghỉ ngơi tốt nhất là nằm nghiêng như cây cung, các khớp cong gập một cách tự nhiên, toàn thân thả lỏng. Nằm nghiêng một bên có thể bổ trợ với tư thế thẳng người được tập luyện vào ban ngày, y học cổ truyền Trung Hoa cho rằng tư thế đó giúp khí huyết lưu thông tốt nhất, còn tư thế nằm ngửa hay nằm sấp đều làm cho khí huyết bị chặn lại. Nằm nghiêng về bên phải còn có lợi cho dạ dày và lá lách và tốt cho quá trình tiêu hóa hấp thu thức ăn của cơ thể, hơn nữa tránh được áp lực cho tim.
Binh sĩ đời nhà Thanh đang bắn tên ((Wikimedia Commons)
Giường ngủ ở thời Trung Quốc cổ đại thường thấp bé, và cứng. Hiện nay người dân ở miền Bắc Trung Quốc, vẫn còn giữ thói quen lấy gạch xây thành giường lò, và hơ nóng giường ngủ vào mùa đông, mặc dù rất cứng, nhưng lại vô cùng ấm áp thoải mái.
Theo epochtimes
Kiên Định biên dịch
Xem thêm:
- Sau 1 tháng học thiền định, các bậc cha mẹ đều bất ngờ trước sự thay đổi tuyệt vời của các con
- Tức giận sẽ phá hoại nhan sắc và sức khỏe các bạn nữ như thế nào?
- Thiền định cải thiện chất xám chỉ sau 8 tuần luyện tập
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.