Đại Kỷ Nguyên

Mùa dịch COVID-19, giới thiệu bạn menu ẩm thực dưỡng phế theo Đông y

Trong đợt dịch COVID-19 này, chúng ta đã nhận ra tầm quan trọng của phổi. Điều chỉnh phế, dưỡng phế, là rất quan trọng, vì phòng tốt gấp 10 lần chữa.

Đông y nói dưỡng mệnh (trước) tiên dưỡng phế, phế tốt bách bệnh tiêu! Dưỡng phế liên quan đến tất cả các khía cạnh, liệu pháp ẩm thực là một trong số đó. Những nhóm người khác nhau thích hợp với các liệu pháp ẩm thực khác nhau, và sử dụng chúng theo cách nhắm mục tiêu, hiệu quả càng tốt hơn.

Những người khí hư (suy)

Rất dễ bị cảm mạo, liên tục bị đi bị lại, dễ ra mồ hôi, đề xuất cháo Hoàng kỳ Thái tử sâm Sơn dược.

Vị thuốc Hoàng Kỳ. (Nguồn ảnh: chumrestaurant.com)

Nguyên liệu: Thái tử sâm 60g, Sinh hoàng kỳ 40g, Hoài sơn dược 40g, Kỷ tử 30g, gạo tẻ 50g

Phương pháp: Thái tử sâm, Sinh hoàng kỳ cắt thành lát mỏng, đập dập Hoài sơn dược, vo sạch gạo, cho tất cả vào nồi đất, cho 1 lít nước (nước giếng trong càng tốt), nấu tới khi gạo nát thành cháo.

Tác dụng: Món này có thể kiện tỳ, bổ phế, ích can thận. Người đoản khí khó thở sau vận động, ho đờm nhiều do viêm phế quản mãn, phế khí thũng có thể sử dụng.

Người dương hư

Bàn tay và bàn chân lạnh, ho khạc đờm có bọt, đây là biểu hiện điển hình của phế hàn, đặc biệt ở bệnh nhân viêm phế quản mãn tính. Liệu pháp thực dưỡng khuyến nghị canh Đương quy Sinh khương thịt dê.

Cháo Đương Quy thịt dê. (Ảnh: Sohu)

Nguyên liệu: Đương quy 9g, Sinh khương 15g, thịt dê 50g, nước sạch 800g

Phương pháp: Chuẩn bị thịt dê; rửa sạch, cho nước lạnh vào, đun sôi; Lấy thịt dê ra, đợi cho ráo nước để sử dụng, cho Đương quy và Sinh khương, thịt dê vào nồi đất, thêm nước, đun sôi ở nhiệt độ cao, vặn lửa nhỏ đun khoảng 3 giờ đồng hồ là được.

Tác dụng: Phương này có thể trị đau bụng do chứng huyết hư lý hàn sau sinh. Phàm huyết hư nội hàn mà dẫn tới, đều có thể dùng phương này. Đối với phụ nữ đau bụng kinh, thuộc thể chứng hư hàn, đều có thể dùng phương này.

Người âm hư

Ho khan không đờm, khô miệng, phân táo. Thích hợp thường xuyên uống trà Mạch đông Huyền sâm Sinh địa. Lấy Sinh địa, Mạch đông, Huyền sâm mỗi loại 15 gram, thường hãm trà uống là được. Có thể khởi tác dụng thanh nhiệt lương huyết, tư âm sinh tân, nhuận phế tư thận.

Xanh xao, mệt mỏi do huyết ứ không thông. (Ảnh: Phụ Nữ&Gia Đình)

Những người bị ứ huyết

Nó thường là “căn bệnh cố hữu” trong nhiều năm. Da xỉn màu và tối, môi và lưỡi có màu tím kèm các triệu chứng khí hư. Cần điều chỉnh từ ích khí hoạt huyết. Có thể dùng Hồng hoa sâm Hoa Kỳ hãm trà; Hoặc mỗi sáng tối lấy Tam thất 1.5g, pha nước uống; Bình thường cũng có thể ăn chút canh Đương quy Sinh khương thịt dê.

Món nhuận phế: Canh Ngân nhĩ Tuyết lê Bách hợp Hồng táo

Thành phần: Một nửa cây nấm Ngân nhĩ tươi, một nửa quả Tuyết lê, Bách hợp tươi 100g, Hồng táo (bỏ hạt) 5 quả, đường phèn lượng vừa phải.

Cách làm:
(1) Nấm ngân nhĩ tươi bổ ra rửa sạch, Tuyết lê cắt miếng, Bách hợp tươi, Hồng táo rửa sạch
(2) Thêm một lượng nước thích hợp vào nồi và đun sôi, thêm nấm Ngân nhĩ, Bách hợp tươi, Tuyết lê và Hồng táo, dùng lửa nhỏ nấu 50 phút.
(3) Cuối cùng, thêm đường phèn khuấy đều, cho đến khi đường tan chảy là được.

Tác dụng: Món này là món chay và có tác dụng bổ ích thanh nhuận, kéo dài tuổi thọ.

(Theo sohu.com)
Liên Hoa dịch

Exit mobile version