Mùa đông là mùa mà thận trao đổi chất kém đi, dương khí không đủ. Thận dương hư dẫn đến tỳ vị suy yếu gây ra tiêu chảy, viêm thận mạn tính, đau lưng mỏi gối… Bổ thận khí, kiện tỳ vị có thể nâng cao khả năng miễn dịch, phòng chống lại các bệnh tật.
Theo Đông Y, tạng Thận thuộc thủy, nhận lấy âm tinh của ngũ tạng lục phủ mà tàng giữ lấy, là gốc của các tạng. Lại coi về tướng hoả, thứ hoả vô hình này đi khắp các tạng phủ mà không ngừng. Cho nên là tạng của thủy hoả.
Thận tàng tinh chủ việc sinh dục, là gốc của tiên thiên, là rễ của cơ thể sinh trưởng phát dục. Lại chủ việc nạp khí, thận khí thịnh thì khoẻ, thận khí suy thì bệnh. Đường kinh mạch là từ chân đi lên đùi đi suốt xương sống.
Vì trong thận là tàng trữ chân âm có cả chân dương, âm dương phối nhau, thủy hoả hỗ trợ nhau, nên tàng mà không tiết. Cho nên bệnh thận phần nhiều là bệnh hư.
Tạng Tỳ chủ vận hoá, thống nhiếp huyết, phân bố tinh hoa thủy cốc, là nguồn sinh hoá của khí và huyết, thân thể, tạng phủ, bách hài của con người, đều dựa vào sự nhu dưỡng của Tỳ, nên gọi nó là gốc của hậu thiên. Trong ngũ hành thì nó thuộc Thổ, là tạng chí âm trong âm.
Tỳ và Vị: Tỳ chủ vận hóa, vị chủ thu nạp, tỳ ưa táo ghét nhất thấp, vị ưa thấp ghét nhất táo. Tỳ lấy thăng làm nhuận, vị lấy giáng làm hòa. Tỳ và vị hợp tác với nhau để hoàn thành chức năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn và chuyển vận chất dinh dưỡng. Khi tỳ, vị có bệnh, sự thăng giáng của cơ thể đảo nghịch.
Quan hệ giữa tạng Tỳ và tạng Thận
Thận dương, thận khí giúp cho tỳ vận hóa tốt, nếu thận dương hư thì tỳ dương hư gây ỉa chảy, viêm thận mạn tính…
Một tạng là gốc của tiên thiên một tạng là gốc của hậu thiên, vì vậy 2 tạng này được dưỡng tốt thì cơ thể sẽ được khỏe mạnh, chính khí mạnh mà ngoại tà không dám xâm nhập. Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp bổ thận, kiện tỳ vị vào mùa đông:
1. Ðuôi bò giúp chữa thắt lưng do thận dương suy
Tác dụng: Theo Đông y, thịt bò đuôi bò đều có vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ hư, kiện tỳ thận, ích khí dưỡng huyết, mạch gân xương, gân xương yếu, da sần khô nám, râu tóc bạc sớm.
Cách dùng: Có thể dùng bài đuôi bò hầm đỗ trọng: Đuôi bò, đỗ trọng, hạt sen, cẩu kỷ, hoàng kỳ, táo đỏ, mắm, muối gia vị vừa đủ hầm nhừ ăn. Công dụng: Ôn bổ thận, ích cơ xương… Dùng tốt cho người thận yếu đau lưng mỏi gối, sinh lý yếu.
Lưu ý: Đuôi bò dùng nhiều nóng, người nội nhiệt, đang cần giảm cân, mỡ máu cao, đang đau khớp do bệnh gút, sốt cao, trẻ em ban sởi, nổi nhiều mụn nhọt nên kiêng hoặc dùng ít.
2. Củ mài giảm mỡ máu, bảo vệ gan thận
Tác dụng: Trong Đông y, củ mài có tên dược là hoài sơn, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận.
Cách dùng: Gọt vỏ 1/4 củ mài, cắt lát rồi cho vào máy xay, sau đó thêm 500ml sữa và một ít mật ong xay thành sữa củ mài, mỗi ngày uống một ly và có thể dùng trước bữa ăn.
Hoặc có thể nấu cháo củ mài: Củ mài 50g, khoai sọ 200g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo.
Lưu ý: Người có thấp nhiệt thực tà không được dùng.
(ảnh 2 – củ mài giảm mỡ máu, bảo vệ gan, thận (nguồn: dkn.vn))
3. Khoai lang
Tác dụng: Khoai lang có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ tỳ, điều hoà huyết, ích khí.
Ngoài ra, khoai lang có chứa mucin, có thể bảo vệ tim mạch, chống xơ vữa động mạch cũng như có thể chống lão hóa, chữa táo bón.
Cách dùng: Mỗi ngày một củ khoảng bằng lòng bàn tay, nhưng những người dạ dày yếu chỉ nên ăn một nửa củ để tránh đầy hơi. Ngoài ra còn có thể nấu chè khoai lang gừng để bổ huyết, gọt vỏ gắt khúc một củ khoai lang, thêm 4 lát gừng vào 750ml nước, nấu đến khi khoai mềm, cho vào một ít đường nâu là có thể ăn được.
3. Hạt vừng
Tác dụng: Hạt vừng được biết tới có tính cam bình, có tác dụng trong việc bổ gan thận và nhuận ngũ tạng. Đối với những người bị thận hư, có triệu chứng chóng mặt ù tai, đau lưng mỏi gối, tóc bị rụng hoặc bạc sớm, hay bị táo bón thì nên ăn vùng thường xuyên.
Như trong “Bản thảo kinh sơ” đã từng ghi chép: “Chi ma khí vị bình hòa, không lạnh không nóng, là loại cốc tốt bổ gan thận”, đặc biệt những người thận hư, đau lưng mỏi gối, chóng mặt ù tai, tóc khô tóc rụng và tóc bạc sớm, táo bón thì rất nên ăn vừng.
4. Đậu đũa
Tác dụng: Đậu đũa tính bình, vị cam, có thể bổ thận kiện tỳ, người tỳ hư nên ăn và người thận hư cũng nên ăn, là món ăn thích hợp với nam giới thận hư, di tinh, tinh dịch đục hoặc tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ bị bạch đới cũng rất nên dùng.
Trong “Bản thảo cương mục” đã từng ghi lại như sau: “Đậu đũa lí trung ích khí, bổ thận kiện vị, sinh tinh túy”. Trong “Tứ Xuyên trung dược chí” cũng nói đậu đũa có thể: “Từ âm bổ thận, kiện tỳ vị, trị bạch đới, tinh dịch đục và thận hư di tinh”.
5. Hạt óc chó tráng thận bổ não
Tác dụng: Hạt óc chó có tác dụng nuôi dưỡng, ngoài bổ thận khí, hạt óc chó còn có thể chống lão hóa não bộ, tăng cường trí nhớ.
Cách dùng: Người lớn mỗi ngày ăn 5 – 10 hạt óc chó, trẻ em ăn 3 hạt hoặc ngâm 5 muỗng cà phê bột óc chó cùng 3 muỗng cà phê bột mè đen trong 350ml nước nóng và thêm một ít mật ong, khuyến nghị mỗi buổi sáng nên uống một ly.
6. Thịt vịt sinh âm giải nhiệt
Tác dụng: Thịt vịt tính mát, có thể điều hòa âm của ngũ tạng, có công dụng bổ hư, thanh nhiệt, kiện tỳ… cũng như có thể cải thiện vấn đề khô miệng, táo bón…
Người bệnh tỳ vị hư hàn hoặc bệnh dạ dày mãn tính không nên chỉ ăn thịt vịt không, khuyến nghị nên kết hợp cùng các loại dược liệu có tính ấm nóng như kỷ tử. Nấu 1 cái chân vịt với 10g quế, 20g kỷ tử và 10 quả táo tàu bỏ hạt, thêm nước đến khi ngập chân vịt, nấu chín là có thể ăn được, mỗi tuần nên dùng 1 lần.
Lưu ý
Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm bổ thận kiện tỳ ra, vào mùa đông chúng ta nên ít thức khuya, nghỉ ngơi nhiều để giữ tinh khí trong cơ thể.
Hạn chế lao động nặng, khiêng vác nặng dễ tổn thương hệ xương, đặc biệt là cột sống: cột sống cổ, cột sống thắt lưng. Lưng là phủ của Thận. Hệ thống xương do thận quản lý nên hỏng xương sẽ làm thận yếu. Và hạn chế ăn mặn, sử dụng các chất kích thích.
Trong các trạng thái tâm thể thì kinh sợ hại thận, trong cuộc sống nên tránh các yếu tố làm ta kinh sợ.
Lan Oanh